4. Ngăn ngừa thiếu máu
Củ dền chứa rất nhiều sắt, giúp tăng hàm lượng hemoglobin. Thiếu hemoglobin trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, hemoglobin cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ trong và sau khi sinh.

5. Thanh lọc máu
Củ dền có chức năng lọc máu, điều này rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé yêu đồng thời tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình sinh nở.
6. Ngăn ngừa đau khớp và sưng phù
Nhức đầu, đau lưng, phù chân là tình trạng phổ biến trong thời gian mang thai. Bạn có thể ngăn ngừa vấn đề này bằng cách ăn củ dền vì trong củ dền có chứa betain, một chất chống viêm mạnh, giúp giảm bớt các bệnh thông thường như sưng và đau.
7. Cải thiện hoạt động trao đổi chất
Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung nhiều kali trong quá trình mang thai vì dưỡng chất này tốt cho hoạt động trao đổi chất và cân bằng điện giải. Thêm củ dền vào chế độ ăn là cách đơn giản nhất để bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng này. Không những vậy, củ dền còn giúp kiểm soát huyết áp trong thai kỳ.
8. Ngăn ngừa loãng xương
Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị loãng xương hơn những người khác. Đây là lý do tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn lựa chọn thực phẩm giàu canxi để ngăn ngừa điều này. Củ dền rất giàu canxi và silic. Vì vậy, ăn củ dền trong thời gian mang thai có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hao hụt canxi ở răng và xương, giảm nguy cơ loãng xương.
9. Cải thiện hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, độc tố… Đây là lý do tại sao bạn cần tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch trong thời gian mang thai để vi khuẩn không tiếp cận được với thai nhi. Củ dền rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng khả năng miễn dịch và chống lại các yếu tố gây hại cho sức khỏe.
10. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Củ dền rất giàu axit folic, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mô của cơ thể. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương sống của bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn nên ăn củ dền khi đang mang thai để có thể đảm bảo xương sống của bé phát triển tốt và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh chẳng hạn như tật nứt đốt sống.
Có thể bạn quan tâm: Những ích lợi và rủi ro nếu mẹ bầu ăn cà rốt khi mang thai
Những tác dụng phụ của củ dền mà bạn nên biết
Mặc dù củ dền đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng nó cũng có một vài tác dụng phụ mà bạn cần phải nhớ:
- Củ dền có chứa betain, có thể gây ra các triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa khác trong thai kỳ
- Lượng nitrat có trong củ dền có thể gây mệt mỏi và suy nhược trong thời gian mang thai
- Uống nhiều nước ép củ dền trong thời gian mang thai có thể gây tê liệt dây thanh quản
- Ăn nhiều củ dền có thể khiến nước tiểu và phân có màu đỏ như máu. Tình trạng này được gọi là beeturia
- Hàm lượng oxalat cao trong củ dền có thể gây sỏi thận.
Thêm củ dền vào chế độ ăn như thế nào?
Bạn có thể thêm củ dền vào chế độ ăn bằng cách:
- Cắt nhỏ và thêm vào món salad
- Nướng với các loại rau củ quả khác
- Luộc sơ và ăn như một món ăn nhẹ
- Làm nước ép rau củ với các loại củ khác như cà rốt, dưa leo, cần tây…
Điều quan trọng là bạn nên ăn đúng để củ dền phát huy được công dụng. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Trước khi ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và bé nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!