backup og meta

Ngôi thai đầu: Vì sao đây là ngôi sinh tốt nhất và làm sao để nhận biết ?

Ngôi thai đầu: Vì sao đây là ngôi sinh tốt nhất và làm sao để nhận biết ?

“Em bé quay đầu khi nào? Làm sao để nhận biết ngôi thai đầu?…” luôn là những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, sắp đến ngày sinh nở.

Ngôi thai được hiểu đơn giản là tư thế nằm của em bé so với khung chậu người mẹ (còn bình dân có thể hiểu là cổ tử cung cũng được vì đây sẽ là cửa ra của em bé). Trong đó, bao gồm ba ngôi thai chính là thai ngôi đầu, thai ngôi mông và ngôi thai nằm ngang. Trong đó, thai ngôi đầu được xem là ngôi thai thuận vì ở tư thế này, em bé sẽ ra ngoài dễ dàng và an toàn nhất cũng như hạn chế đau đớn cho mẹ sinh thường. Ngôi ngang là ngôi không có cơ chế sinh thường. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ lý giải chi tiết hơn những vấn đề liên quan đến ngôi thai mà cụ thể là ngôi thai đã bình chỉnh và bước vào giai đoạn chuyển dạ để mẹ tìm hiểu.

Ngôi thai đầu là gì?

Ngôi thai đầu (ngôi thuận) là tư thế mà đầu em bé sẽ hướng xuống âm hộ (lối ra khi sinh thường) và mông hướng về phía ngực của mẹ. Ngôi đầu có thể là ngôi chỏm, ngôi trán, ngôi mặt, ngôi thóp trước. Trong đó, thai ngôi đầu gồm 2 tư thế chính bao gồm:

Ngôi thai đầu chỏm trước (cephalic occiput anterior)

Đây là tư thế mà em bé cúi đầu và lưng của em bé sẽ hướng về phía bụng mẹ. Đây được xem là tư thế giúp phụ nữ sinh nở qua ngả âm đạo dễ dàng và thuận lợi nhất.

Ngôi thai đầu chỏm sau (cephalic occiput posterior)

Chiếm khoảng 25% thai kỳ khi bước vào chuyển dạ. Ở tư thế này, đầu em bé cúi xuống và mặt sẽ quay về phía bụng mẹ. Điều này có thể khiến cho việc sinh nở khó khăn hơn một chút so với mẹ có ngôi thai đầu chỏm trước. Nguyên nhân là vì đầu em bé khi ra ngoài sẽ đòi hỏi cổ tử cung phải mở rộng hơn và cũng dễ bị mắc kẹt hơn cũng như quá trình xoay đầu của em bé có thể cần nhiều thời gian hơn vì phải xoay một góc lớn hơn để cuối cùng thai nhi ra đời với tư thế giống như ngôi đầu chỏm trước.

Một số em bé ở tư thế thai ngôi đầu cũng có thể nằm hơi ngửa đầu ra sau để di chuyển qua đường dẫn sinh và chào đời. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi xảy ra và chỉ thường gặp ở trẻ sinh non và đường sinh mẹ rộng rãi.

Vì sao ngôi thai đầu là tư thế tốt nhất cho việc sinh nở?

thai ngôi đầu

Như đã đề cập, ngôi thai đầu là ngôi sinh lý tưởng nhất, đặc biệt là với thai ngôi đầu chỏm trước. Bởi vì ở tư thế này, em bé sẽ nằm gọn trong khung xương chậu của bạn dễ dàng hơn. Phần phía sau đầu với xương cứng chắc của bé sẽ tác động một lực đều đặn lên cổ tử cung. Từ đó giúp cổ tử cung giãn nở tốt để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Trong những tuần cuối thai kỳ lưng của thai nhi, là phần nặng nhất trên cơ thể bé sẽ di chuyển tự nhiên về phía thấp nhất của bụng dưới giống như việc sự quay về ngôi đầu là tự nhiên khi mà thai càng lớn, tỉ lệ đầu so với thân mình càng nhỏ nên đầu sẽ có xu hướng xuống dưới nơi có không gian nhỏ hơn, nhường chỗ vùng rộng rãi cho phần mông, thân. Đó cũng là lý do tại sao có ý kiến cho rằng tư thế thẳng lưng và hơi nghiêng người về trước của mẹ có thể hữu ích trong vài tuần cuối thai kỳ (từ tuần 34 đối với lần mang thai đầu tiên hoặc từ tuần 37 đối với lần mang thai thứ hai trở đi).

Nhưng như đã nói ở trên, để đánh giá chính xác ngôi thai, kiểu thế và tiên lương cuộc sanh cần đợi đến lúc chuyển dạ. Một số nghiên cứu đã cho thấy các tư thế nhằm hướng phần trước của bụng mẹ xuống dưới hoặc ngả ra trước cũng chưa cho thấy bằng chứng có lợi cho kết cục sinh nở. 

Ngôi thai đầu mà đặc biệt là ngôi chỏm trước là tư thếcó thể có nhiều ưu điểm hơn khi sinh thường  so với ngôi đầu chỏm sau vì có nhiều nghiên cứu cho thấy thể ngôi đầu chỏm sau có liên quan đến một số yếu tố kết cục bất lợi như chuyển dạ kéo dài, sinh dụng cụ, suy thai, mẹ kiệt sức… Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chuyển dạ là một quá trình động nơi mà em bé thích nghi với những thay đổi phức tạp để chào đời, đây là một điều tự nhiên diệu kì mà chỉ đơn giản là ngôi thai thì không giải thích hết được, việc đánh giá của bác sĩ trước một ca sinh thường đòi hỏi rất nhiều chuyên môn, kinh nghiệm, tỉ mĩ và cẩn thận.

  • Làm giảm nguy cơ sinh mổ khẩn cấp trong quá trình sinh con
  • Giúp em bé ra ngoài dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn
  • Thai ngôi đầu chỏm trước có thể giúp mẹ cảm thấy ít đau hơn khi sinh thường.

Chính vì ngôi thai là một trong những yếu tố quyết định sinh mổ hay sinh thường, thậm chí là quá trình sinh nở có diễn ra thuận lợi hay không nên nhiều mẹ cũng quan tâm đến vấn đề em bé quay đầu khi nào? Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ tự quay đầu hướng xuống cổ tử cung trong khoảng từ tuần 32 đến 36 và ổn định ở tư thế này để sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, nếu thai đủ trưởng thành nhưng trẻ vẫn chưa quay về ngôi thuận mà ở ngôi mông hoặc nằm ngang thì bác sĩ thường đề xuất mẹ sinh mổ để tránh rủi ro.

Làm sao để nhận biết thai ngôi đầu?

ngôi thai đầu

Khi mẹ bầu đi khám thai trong những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác ngôi thai qua siêu âm, sờ nắn bụng của mẹ hoặc lắng nghe nhịp tim thai nhi. Mặt khác, mẹ bầu cũng có thể tự mình kiểm tra ngôi thai bằng cách cảm nhận được bộ phận nào của cơ thể em bé đang chuyển động.

Trong đó, vùng dài nhẵn có thể là lưng em bé, vùng cứng tròn là đầu, phần mông sẽ mềm hơn một chút, phần gồ ghề là tay, chân, bàn tay, bàn chân hoặc vai. Nếu em bé ở tư thế ngôi mông, bạn có thể thường xuyên cảm thấy bàn chân của con đá vào vùng bụng dưới. Ngược lại, nếu trẻ là thai ngôi đầu, bạn có thể nhận biết qua một vài điểm sau:

  • Ngôi thai đầu chỏm trước: Bạn có thể cảm nhận những cú đá của trẻ diễn ra ở vùng dưới xương sườn. Phần lưng của trẻ sẽ cứng và tròn khi bạn sờ vào một bên bụng. 
  • Ngôi thai đầu chỏm sau: Bạn thường cảm thấy bị đạp nhiều hơn ở phía trước bụng, rốn có thể bị lõm xuống, vùng bụng thường mềm hơn và dễ ấn xuống hơn thay vì căng tròn. 

Nói tóm lại, việc trẻ có xoay về ngôi thai đầu trong những tuần cuối của thai kỳ hay không có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sinh nở. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý nhiều hơn đến ngôi thai nếu sắp đến ngày sinh dự kiến nhé! Nếu phát hiện hay nghi ngờ ngôi thai bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và có kế hoạch sinh con an toàn, thuận lợi.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Getting your baby into the best birth position

https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/baby-best-position-birth Truy cập ngày 13/04/2022

Fetal Positions for Birth

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9677-fetal-positions-for-birth#:~:text=position%20for%20childbirth%3F-,Ideally%20for%20labor%2C%20the%20baby%20is%20positioned%20head%2Ddown%2C,to%2036th%20weeks%20of%20pregnancy. Truy cập ngày 13/04/2022

Your baby in the birth canal

https://medlineplus.gov/ency/article/002060.htm Truy cập ngày 13/04/2022

Maternal positioning to correct occiput posterior fetal position during the first stage of labour: a randomised controlled trial

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5132127/ Ngày truy cập 26/4/2022

Getting baby in the right position for birth

https://www.qld.gov.au/health/children/pregnancy/antenatal-information/journey-of-labour/getting-baby-in-the-right-position-for-birth Truy cập ngày 13/04/2022

Cephalic Position: Getting Baby in the Right Position for Birth

https://www.healthline.com/health/pregnancy/cephalic-position Truy cập ngày 13/04/2022

Phiên bản hiện tại

27/04/2022

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Chu vi vòng bụng thai nhi: Chỉ số tương quan chặt chẽ với trọng lượng thai nhi

Các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, cảnh báo biến chứng thai kỳ không nên bỏ qua


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 27/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo