backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Nên làm thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 13/03/2023

    Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Nên làm thế nào?

    Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không là thắc mắc rất thường gặp. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, một tình trạng khá phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải.

    Các vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai. Thực tế, các bà bầu gặp khá nhiều phiền toái khi bị tiêu chảy và nếu không cẩn thận, tình trạng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn cần chú ý theo dõi thêm nhiều dấu hiệu khác.

    Việc một số bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối với tần suất tăng lên có thể gây ra nhiều lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

    Tại sao tiêu chảy thường xảy ra trong thai kỳ?

    Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối

    Tình trạng bà bầu tiêu chảy trong thời gian mang thai khá là phổ biến. Khi mẹ bầu bị đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ thì được xem là đang gặp phải tình trạng này. Những lý do liên quan đến thai kỳ khiến bà bầu dễ bị tiêu chảy hơn là:

    • Thay đổi chế độ ăn: Nhiều mẹ đã thay đổi chế độ ăn đột ngột khi biết mình đang mang thai để đảm bảo chất dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, việc này có thể khiến dạ dày của bạn không thích ứng kịp và gây tiêu chảy.
    • Nhạy cảm với một số loại thức ăn: Một trong những thay đổi thường gặp khi mang thai là xuất hiện sự nhạy cảm với một số thức ăn. Những thực phẩm bạn yêu thích trước khi mang thai giờ đây lại có nguy cơ khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng và cả tiêu chảy.
    • Ảnh hưởng từ các vitamin: Bổ sung thêm các vitamin thiết yếu trước khi sinh là điều rất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, chúng có thể làm rối loạn dạ dày và gây tiêu chảy.
    • Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ nội tiết tố (hormone) bị thay đổi có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại gây táo bón, hoặc ngược lại làm tăng tốc hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy ở bà bầu.

    Ngoài ra, một số lý do khác có thể khiến cho mẹ bầu bị tiêu chảy và cần phải chú ý là:

    • Nhiễm vi khuẩn, virus
    • Ngộ độc thực phẩm
    • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
    • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc
    • Một số vấn đề sức khỏe là các bệnh nền có từ trước khi mang thai như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng.

    Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối

    Khi gần đến ngày dự sinh, bà bầu có thể bị tiêu chảy thường xuyên hơn. Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể là do cơ thể bạn đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Ở một số người, đó có khả năng là dấu hiệu sắp chuyển dạ và xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hay trước đó vài tuần.

    Tuy nhiên, bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ với tần suất tăng lên không chắc chắn là bạn sẽ chuyển dạ trong vài ngày tới. Song bạn đừng quá lo lắng. Trải nghiệm mang thai của mỗi người cũng khác nhau nên một số người có thể bị tiêu chảy thường xuyên trong 3 tháng cuối và ngược lại, một số người lại không gặp phải tình trạng này.

    Bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì?

    Khi đi tiêu phân lỏng quá nhiều lần trong ngày, điều quan trọng nhất mà các mẹ bầu cần làm ngay chính là giữ cho cơ thể đủ nước. Cơ thể sẽ bị mất nước đáng kể khi bị tiêu chảy. Nếu mất nước nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe và tính mạng của bạn có thể bị đe dọa.

    Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối hay bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nên:

    • Theo dõi và chờ đợi: Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ hết sau vài ngày. Bạn cần cho cơ thể thời gian để tự hồi phục. Đừng quên bổ sung nước cho cơ thể.
    • ho cơ thể.
      • Nguyên tắc bù nước: nhu cầu cơ bản khoảng 2000ml + (số lần tiêu chảy x 200ml) chẳng hạn bạn bị tiêu chảy 5 lần sẽ cần bù lượng nước là: 2000+ 5×200= 3000ml.
  • Xem lại các loại thuốc đang dùng: Nếu bạn bị tiêu chảy do tác dụng phụ của một thuốc nào đó đang sử dụng, hãy thông báo với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi thuốc.
  • Tránh một số thực phẩm: Một số nhóm thực phẩm có thể khiến tình trạng tiêu chảy khi mang thai trở nên nặng hơn. Bạn cần tránh ăn các thức ăn giàu chất béo, đồ chiên, thức ăn cay, sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Không tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy: Bạn không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để cầm tiêu chảy mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Một số tình trạng có thể nghiêm trọng hơn bởi những loại thuốc này.
  • Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tình trạng mất nước nghiêm trọng xảy ra có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ.

    Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không, câu trả lời là bạn nên theo dõi thêm các dấu hiệu khác để có thể đánh giá được tình hình. Khi gần đến ngày dự sinh, một số dấu hiệu cho thấy bạn sắp chuyển dạ có thể xảy ra và bạn cần chuẩn bị đồ dùng cần thiết để vào bệnh viện.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 13/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo