Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột là do đâu? Câu trả lời là các vi sinh vật gây bệnh là tác nhân đứng sau tình trạng này. Ngoài ra, vấn đề trên còn có khả năng xảy ra bởi một số yếu tố như:
- Nước bị ô nhiễm: Việc tiêu thụ nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
- Vệ sinh kém: Điều này cũng có thể gây lây nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn hay ăn, trước khi chăm sóc trẻ nhỏ… để hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Những ai dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường ruột? Thực tế , nhiễm trùng đường ruột là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các bệnh gây tiêu chảy. Trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột?
Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột kéo dài, có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn hoặc lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian ngắn, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể thăm khám cho bạn bằng cách:
- Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột đang diễn ra
- Yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm. Xét nghiệm thông thường đối với nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là xét nghiệm mẫu phân.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng đường ruột?
Người bị nhiễm trùng đường ruột cần điều trị như thế nào hay phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột không cần điều trị và người bệnh sẽ tự phục hồi. Những người bị tiêu chảy và có các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột khác nên nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng không rõ ràng diễn ra trong nhiều ngày liên tục.
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể tự điều trị các triệu chứng tại nhà và duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt tương đối bình thường. Trẻ em đôi khi cần phải được chăm sóc đặc biệt. Trong khi hồi phục, người bệnh phải chắc chắn uống nhiều nước để tránh nguy cơ mất nước. Các bác sĩ khuyên bạn tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì chúng có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh “cư trú” ở trong đường ruột lâu hơn.
Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn đôi khi cần phải nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh hoặc dùng các phương pháp điều trị khác (nếu cần thiết). Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đến một tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hồi phục hoàn toàn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có từng thắc mắc những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng đường ruột? Thực tế, một số thói quen sống lành mạnh dưới đây có thể hỗ trợ hạn chế diễn tiến của bệnh, đồng thời góp phần phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột. Chúng bao gồm:
- Tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi
- Chú trọng lựa chọn các thực phẩm tươi, sạch
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!