Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Việc mắc phải hội chứng ruột kích thích không chỉ khiến người bệnh không thể ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Vậy hội chứng ruột kích thích là gì? Làm thế nào để nhận biết và điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả? Đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong viết sau.
Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng rối loạn ở ruột già có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy.
Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra ngoài nhờ các nhu động ruột. Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột hoạt động dưới sự co thắt cơ sẽ diễn ra bất thường. Tình trạng cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Việc nhu động ruột hoạt động không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.
Cứ 100 người thì có 10-15 người bị hội chứng ruột kích thích. Trong đó, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao gấp hai lần so với bệnh nhân nam. Hội chứng ruột kích thích thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên trở lên nhưng không loại trừ khả năng đến khi già, bệnh mới xuất hiện triệu chứng.
Những triệu chứng ruột kích thích bao gồm: đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc bị táo bón, tiêu chảy luân phiên. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất là đau hoặc khó chịu ở bụng. Cơn đau có thể khiến người bệnh có cảm giác giống như bị chuột rút, và kèm theo những dấu hiệu sau:
Những triệu chứng ruột kích thích khác có thể bao gồm: cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp hoặc đi ngoài không hết phân. Những dấu hiệu này tái đi tái lại hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Ngoài ra, người bị hội chứng ruột kích thích có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh hay bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để giảm nhẹ triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thực tế là tỷ lệ người mắc chứng bệnh này khá cao nhưng lại ít người đến gặp bác sĩ. Nếu bạn có những triệu chứng hội chứng ruột kích thích như trên thì nên gặp bác sĩ vì các triệu chứng trên cũng có thể gặp phải ở các bệnh thực thể nghiêm trọng tại ruột như ung thư.
Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích là một chứng rối loạn mãn tính, nghĩa là nó sẽ kéo dài khá lâu, thường là nhiều năm. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất. Bạn có thể đã mắc hội chứng ruột kích thích nếu:
Trong trường hợp trên, bạn cần phải đi khám ngay lập tức. Bác sĩ có thể giúp bạn điều trị các triệu chứng và loại bỏ vấn đề sức khỏe hoặc tránh những biến chứng như tiêu chảy mãn tính.
Hiện nay, nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn không được xác định rõ. Thế nhưng, các chuyên gia sức khỏe tin rằng sự tương tác sai lệch giữa não và đường tiêu hóa là nguyên nhân gây ra triệu chứng co cơ bất thường gây nên tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích do có ruột non nhạy cảm một cách bất thường.
Nhìn chung, các triệu chứng gây ra do một trong những yếu tố sau:
Nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích sẽ cao nếu bạn có các yếu tố sau:
Việc không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước hết, việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích, bao gồm thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, loại bỏ các thức ăn tạo khí, uống đủ nước, luyện tập thể dục và quản lý tốt tình trạng căng thẳng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn những loại thuốc trị hội chứng ruột kích thích. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
Hai loại thuốc đã được công nhận có thể chữa hội chứng ruột kích thích bao gồm:
Không phải ai có các triệu chứng về đường tiêu hóa cũng mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi bệnh sử để đoán triệu chứng. Không có xét nghiệm đặc biệt nào để xác minh được một người có bị hội chứng ruột kích thích hay không. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi đại tràng sigma linh hoạt hoặc nội soi đại tràng nhỏ để tìm ra các chứng rối loạn hoặc các bệnh có liên quan khác.
Để hạn chế diễn tiến của bệnh này, bạn nên duy trì những hoạt động sau:
Tuy hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính nhưng có rất nhiều bệnh thực thể có thể gây ra những triệu chứng tương tự trên. Vì vậy, trước khi chẩn đoán bạn bị hội chứng này, bác sĩ có thể cần thực hiện nhiều xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm hơn như ung thư đại tràng hay nhiễm trùng tiêu hóa.
Khi được chẩn đoán mắc phải hội chứng ruột kích thích, bạn đừng quá lo lắng mà hãy sử dụng thuốc và sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ. Việc lo lắng, căng thẳng có thể làm bệnh kéo dài và nặng hơn. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn và người thân có thêm kiến thức về phòng tránh và cải thiện bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!