backup og meta

5 bí mật về phương pháp sinh thường

5 bí mật về phương pháp sinh thường

Đối với mỗi người phụ nữ, việc đón con mình chào đời lúc sinh nở là một cột mốc đáng chú ý trong cuộc đời, điều đó sẽ trở thành ký ức thật đẹp sẽ theo suốt quãng đời của mỗi người làm cha, làm mẹ. Mỗi một lần sinh đẻ sẽ là một trải nghiệm riêng của mỗi bà mẹ và đứa trẻ. Do đó, bạn – người mẹ trẻ tương lai – đang có nhiều kỳ vọng tích cực là mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ. Bài viết này bật mí cho bạn 5 bí mật nho nhỏ mà mọi người hầu như không chia sẻ khi nhắc đến vấn đề sinh con tự nhiên.

Bí mật thứ 1: Chất thải của mẹ

Trong khi chuẩn bị cho việc sinh con, ít nhất một lần có thể bạn sẽ tự hỏi khi em bé chui ra, có còn thứ gì đi ra theo em bé hay không. Rõ ràng không có nhiều sách, báo hoặc thậm chí cả mẹ của bạn đề cập về những thứ khác được thải ra ngay tại thời điểm đứa con của bạn chào đời. Câu trả lời chính là phân, nước tiểu và máu sẽ cùng đi ra chung với em bé. Tuy nhiên, đừng xấu hổ gì cả. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà tạo hóa đã ban cho những người mẹ. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể ngăn các chất thải này bởi vì bạn đang dùng hết cơ bắp để đẩy em bé ra như khi bạn đi tiêu. May mắn thay, các bác sĩ và y tá luôn quen với điều này và họ sẽ chăm sóc bạn tốt.

Bí mật thứ 2: Hai loại kích thích

Sinh con qua đường âm đạo hay còn được gọi là sinh tự nhiên sẽ mang đến cho bạn nhiều đau đớn. Về cơ bản, bạn sẽ được trải nghiệm hai cảm giác chính là nỗi đau và áp lực. Khi bạn bắt đầu rặn, bạn đã gây  áp lực lên cổ tử cung và em bé sẽ chui ra ngoài. Khi em bé đang sắp chui ra được, bạn sẽ trải qua các cơn co thắt liên tục và gia tăng áp lực. Như một sự thôi thúc mãnh liệt, cơ thể bạn sẽ quặn thắt ruột để đẩy bé xuống. Khi sinh con bằng phương pháp tự nhiên, da và các mô xung quanh âm đạo có thể bị kéo dãn ra và rách khi thai nhi di chuyển qua. Điều này sẽ dẫn đến đau đớn cùng cực thời điểm này và cơn đau sẽ kéo dài từ âm đạo lan đến tận hậu môn sau khi sinh.

Bí mật thứ 3: Hít vào liên tục sẽ đỡ hơn

Bạn có thể cảm thấy thừa khi chúng tôi nhắc đến việc thở trong lúc sinh, nhưng biết cách thở thực sự là một kỹ thuật hỗ trợ sinh con tuyệt vời. Trước khi lâm bồn, tập thở sẽ giúp bạn làm chủ các cơn co thắt dễ dàng hơn và tăng cường khả năng giữ bình tĩnh khi bị đau. Chú ý đến cách thở hàng ngày sẽ giúp cho bạn bình tĩnh và khỏe hơn. Yoga cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra, bạn có thể thực hành thở với chồng của bạn. Anh ấy có thể giúp bạn thở cùng khi tất cả mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. Cố gắng thở với miệng và cổ họng mở rộng, mang đến lợi ích rất lớn cho thể chất, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và bớt lo sợ hơn trong khi sinh.

Bí mật số 4: Di chuyển giúp dễ sinh

Thông thường, bạn sẽ thấy ai sinh con cũng nằm trên giường. Tuy nhiên, đó không phải là vị trí tốt nhất cho cả mẹ và con. Di chuyển hoặc đứng thẳng trong lúc vượt cạn lại mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con.

Đi lại làm tăng sự thoải mái bằng cách kích thích các thụ thể trong não làm giảm nhận thức đau đớn. Các bà mẹ tương lai nên áp dụng các tư thế đứng thẳng thoải mái và giảm bớt sự đau đớn của cơn co thắt. Một số vị trí đứng thẳng bao gồm: đứng, nghiêng về phía trước, ngồi xổm, ngồi và nằm ngang. Các vị trí này có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên và thứ hai. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn và hướng dẫn của bác sĩ, hãy áp dụng các tư thế phù hợp với bạn nhất.

Bí mật số 5: Thời gian phục hồi ngắn hơn

Đối với các bà mẹ tương lai, quá trình sinh nở qua âm đạo là một quãng thời gian dài dằng dặc, cơ thể kiệt sức và đó là giai đoạn thật khó khăn. Tuy nhiên, bạn không thể phủ nhận, một trong những lợi ích tốt nhất của việc sinh thường (so với việc sinh mổ) là quá trình phục hồi ngắn hơn. Thông thường, một người phụ nữ lựa chọn sinh con qua âm đạo sẽ có thời gian phục hồi từ 24 đến 48 giờ. Nếu bạn cảm thấy khá hơn, bạn có thể chọn ra viện sớm. Nhiều người chọn ở nhà để sinh con tự nhiên vì muốn tận hưởng khoảnh khắc quý giá này với bọn trẻ và gia đình của họ.

Giai đoạn lâm bồn thực sự là thời điểm tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Những điều bí ẩn nhất về sinh con qua ngả âm đạo trên đây hi vọng đã phác họa cho bạn một bức tranh toàn cảnh để chuẩn bị cho giây phút chào đón núm ruột thân yêu của mình đến với thế giới.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Làm quen với phòng sinh em bé
  • Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ
  • Hành trình vượt cạn của mẹ bầu
  • Làm sao khởi phát chuyển dạ tự nhiên và an toàn
  • Thổi lại lửa yêu sau khi sinh con

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vaginal birth vs C-section. http://www.livescience.com/45681-vaginal-birth-vs-c-section.html. Ngày truy cập 08/08/2016

Labor childbirth phases. http://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/labor-childbirth-phases/. Ngày truy cập 08/08/2016

What to Expect During a Vaginal Deliver. http://www.healthline.com/health/pregnancy/intrapartum-care-vaginal-delivery. Ngày truy cập 08/08/2016

Vaginal birth after C-section (VBAC). http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/vbac/basics/why-its-done/prc-20020457. Ngày truy cập 08/08/2016

Phiên bản hiện tại

09/11/2021

Tác giả: Bác sĩ - Giáo sư Aron Schuftan

Cập nhật bởi: phuong le


Bài viết liên quan

Bí quyết đẻ không đau: Gây tê màng cứng & Rặn sinh đúng cách

Thai quá ngày: Nguyên nhân, giải pháp và những điều mẹ bầu cần biết


Tác giả:

Bác sĩ - Giáo sư Aron Schuftan

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện FV


Ngày cập nhật: 09/11/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo