Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn lựu được không?

Từ những dưỡng chất phổ biến có trong lựu đã được đề cập, có thể thấy, lựu là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu có phải tất cả mọi người đều có thể ăn lựu, uống nước ép lựu hay không?
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ đang ở trong trạng thái rất yếu, cần được tĩnh dưỡng và bồi bổ đúng cách. Vậy mẹ sau sinh ăn lựu được không? Câu trả lời là “Có”.
Lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể phụ nữ sau sinh mau chóng hồi phục. Các vitamin và khoáng chất có trong lựu vừa giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể vừa mang lại nhiều lợi ích tích cực khác.
Việc ăn và uống một lượng vừa phải lựu hay nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ sau sinh lành thương nhanh chóng, bổ sung năng lượng cho một ngày dài, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp, ung thư…
Do đó, nếu mẹ sau sinh đang tìm kiếm một loại trái cây tốt cho sức khỏe hậu sản, đừng bỏ qua quả lựu nhé! Để hiểu rõ những lợi ích của quả lựu đối với mẹ sau sinh, cùng đọc tiếp những thông tin dưới đây.
Lợi ích của quả lựu đối với mẹ sau sinh

Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề “Sau sinh ăn lựu được không?”. Quả lựu mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, điển hình như:
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Lựu là nguồn cung cấp dồi dào polyphenol có khả năng chống oxy hóa cao. Hơn nữa, tác dụng chống xơ vữa, hạ huyết áp và kháng viêm của lựu cũng đã được khẳng định. Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp giữ cholesterol ở dạng ít gây hại hơn và cũng có thể làm giảm mảng bám tích tụ trong thành mạch máu. Những điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch cho mẹ sau sinh.
- Phòng chống ung thư: Nước ép lựu được chứng minh là có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư vú. Tác dụng chống viêm của lựu cũng giúp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư khác như ung thư da, ung thư phổi, ung thư ruột kết…
- Làm lành vết thương nhanh chóng: Sau sinh mổ ăn lựu được không? Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất quả lựu giúp giảm đáng kể diện tích vết thương và tăng các dải collagen được tổ chức tốt, nguyên bào sợi. Đặc tính này giúp làm lành vết thương nhanh chóng cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ. Lượng vitamin C dồi dào cũng làm tăng sức đề kháng, hạn hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh.
- Bảo vệ làn da: Một nghiên cứu đã khẳng định rằng, nước ép, chiết xuất và dầu lựu có tác dụng chống lại tổn thương do tia UVB gây ra. Trong thành phần của lựu có rất nhiều vitamin tốt cho da như vitamin A, vitamin C và đặc biệt là vitamin E. Các chất dinh dưỡng trong lựu giúp ngăn ngừa các enzym phá vỡ collagen, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào, chống lại quá trình lão hóa và kháng viêm tại các nốt mụn hay vết thương hở trên da. Điều này góp phần hạn chế tình trạng nám da, sạm da sau sinh cho các chị em bỉm sữa.
- Chống viêm khớp: Quả lựu có tác dụng hạn chế tình trạng viêm khớp nhờ khả năng điều chỉnh tổn thương sụn và viêm sụn. Trong quả lựu có chứa nhiều chất tốt cho hệ xương khớp như: magie, photpho, sắt, canxi. Những chất này có khả năng giúp ức chế các enzyme gây tổn thương sụn, chống viêm, đau ở các đầu xương khớp. Đồng thời, khi mẹ bỉm ăn hoặc uống nước ép lựu đều đặn còn có tác dụng giúp tránh được hiện tượng loãng xương hiệu quả.
- Kháng khuẩn, nấm: Nếu vẫn còn thắc mắc mẹ sau sinh ăn lựu được không, hãy quan tâm đến tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của loại quả này. Chị em phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ đối mặt với tình trạng nhiễm trùng hậu sản. Lúc này, để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, các mẹ bỉm nên bổ sung lựu trong chế độ dinh dưỡng. Trong y học cổ truyền, lựu đã được sử dụng từ rất sớm, có một vị thuốc gọi là thạch lưu bì là vỏ quả lựu hay vỏ rễ cây lựu, thường được sử dụng để điều trị giun sán, bệnh kiết lỵ và tiêu chảy rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý thạch lựu bì lại là vị thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Những lợi ích nổi bật này đã góp phần hoàn thiện câu trả lời cho vấn đề “Mẹ sau sinh ăn lựu được không?”. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một điều rằng, có một số phụ nữ sau sinh không nên ăn lựu. Đó là những ai? Mời bạn đọc tiếp để hiểu rõ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!