Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Cơ thể mẹ lúc này đã sẵn sàng rụng trứng để thụ tinh. Mẹ nên xác định ngày rụng trứng để biết được thời điểm tối ưu nhất cho việc thụ thai.
Khi quan hệ, tinh trùng sẽ đi vào cơ thể và hướng về phía trứng đang chờ thụ tinh. Chỉ một tinh trùng duy nhất mới có thể tiếp cận và thâm nhập được vào trứng để thụ tinh. Khi quá trình này xảy ra, trứng được thụ tinh sẽ trở thành phôi, di chuyển dần theo ống dẫn trứng về tử cung và làm tổ tại đây. Thành tử cung của mẹ sẽ dày lên và sẵn sàng để bắt đầu nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ sẽ không biết liệu mình có mang thai hay không cho tới tận vài tuần sau đó.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Các dấu hiệu mang thai của những người mẹ sẽ không giống nhau, vậy nên mẹ có thể bị ốm nghén hoặc không. Cách tốt nhất để biết liệu mẹ có thai hay chưa là xem chu kỳ kinh nguyệt của mẹ có đến hay không. Nếu kinh nguyệt không xuất hiện như thường lệ, bạn có thể dùng que thử thai để xác định xem mình đã có thai hay chưa hoặc đi khám để bác sĩ được kiểm tra và tư vấn kĩ càng hơn.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 2 tuần
Ngoài việc tìm hiểu những thông tin về sự phát triển của thai 2 tuần tuổi, bạn cũng nên tìm hiểu về việc làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bổ sung đầy đủ cá vitamin tốt cho thai kỳ
Ở thời điểm này, không còn là quá sớm để bổ sung vitamin trước khi sinh nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bạn và em bé. Đảm bảo rằng vitamin mà bạn uống có chứa sắt, vitamin D, canxi và axit folic… Điề này giúp để giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai, mắc một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng “nửa kia” của bạn cũng nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo tinh trùng khỏe mạnh .
Mẹ nên trao đổi những gì với bác sĩ?
Bạn nên trình bày với bác sĩ rằng mình đang cố gắng thụ thai. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bạn. Trong khi được khám sức khỏe trước khi mang thai, bạn nên cho bác sĩ biết mình có đang bị bệnh hay uống thuốc gì không. Điều này sẽ giúp bạn có bước chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt đầu thụ thai.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ cần đi khám sức khỏe tổng quát trong thời gian này để đảm bảo cơ thể mình có thể thụ thai và mang thai. Mẹ có thể sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau:
1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra các bệnh lây lan qua đường tình dục và kháng thể cho các bệnh truyền nhiễm như rubella hay thủy đậu, từ đó xác định phương pháp điều trị hay tiêm chủng cần thiết trước khi mang thai.
2. Phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap)
Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra bất cứ trở ngại nào có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của mẹ.
3. Xét nghiệm di truyền
Xét nghiệm này sẽ giúp mẹ phát hiện ra các chứng bệnh di truyền có thể lây từ mẹ sang bé, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh thiếu máu vùng biển và bệnh Tay Sachs.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 2
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Trước khi tin vui đến, hãy thật thận trọng với những yếu tố có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Sau đây là một trong những điều mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai kỳ sau này:
1. Thuốc giảm đau
Mẹ sẽ làm gì khi bị đau nửa đầu? Hẳn là mẹ sẽ uống Efferalgan có chứa Codeine® – một loại paracetamol có chứa Codeine®. Hãy nhớ lại nào! Mẹ đang trong quá trình thụ thai nên có thể đang mang thai đấy! Hầu hết các thuốc giảm đau đều không hề an toàn cho thai kỳ và có thể lưu lại tận vài ngày trong cơ thể. Những thành phần trong các loại thuốc trên có thể gây hại cho sự phát triển của bé và giảm khả năng thụ thai của mẹ. Tốt nhất, hãy xin ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào trong khoảng thời gian quan trọng này.
2. Rượu, ma túy và các sản phẩm thuốc lá
Thời điểm mang thai chính là lúc mẹ nên tránh uống rượu, sử dụng ma túy và các sản phẩm thuốc lá. Những chất này có thể gây hại cho khả năng sinh sản của mẹ, gia tăng nguy cơ sảy thai và gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Một vài khuyết tật thường gặp là hội chứng thai nhi nhiễm độc rượu, các vấn đề hô hấp, nhẹ cân khi sinh. Hãy đi khám và hỏi xin ý kiến của bác sĩ khi mẹ có bất cứ băn khoăn thắc mắc hay gặp phải bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!