backup og meta

Mẹ bầu nên biết gì về tình trạng chuyển dạ nhanh?

Mẹ bầu nên biết gì về tình trạng chuyển dạ nhanh?

Một số yếu tố dẫn đến việc chuyển dạ nhanh bao gồm trẻ sơ sinh có thân hình nhỏ hơn, tử cung co bóp mạnh, đã từng chuyển dạ nhanh ở lần mang thai trước.

Mỗi lần mang thai, chuyển dạ và sinh nở lại trở thành một trải nghiệm khác biệt. Một số phụ nữ trải qua quá trình chuyển dạ theo đúng bình thường, một số khác lại chuyển dạ quá trễ phải sử dụng tới những phương pháp giục sinh. Trong khi đó, một số phụ nữ lại chuyển dạ khá nhanh. Mặc dù nhiều chị em cho rằng chuyển dạ nhanh đem đến lợi ích tuyệt vời, thế nhưng, thực tế nó vẫn có một số hạn chế nhất định.

Chuyển dạ nhanh

Quá trình chuyển dạ và sinh con gồm 3 giai đoạn:

  • Chuyển dạ
  • Rặn và sinh
  • Sổ nhau thai

Trung bình, các giai đoạn chuyển dạ kéo dài từ 6–18 giờ. Nếu chuyển dạ nhanh thì điều này có thể kéo dài ít nhất 3 giờ và thường ít hơn 5 giờ.

Có một số yếu tố dẫn đến chuyển dạ nhanh:

  • Tử cung hoạt động tốt cùng những cơn co thắt mạnh
  • Có tiền sử chuyển dạ nhanh
  • Bé có kích thước nhỏ hơn bình thường

Triệu chứng của chuyển dạ nhanh

Các dấu hiệu có thể thay đổi nhưng thông thường sẽ có những triệu chứng sau:

  • Đột ngột xuất hiện các cơn co thắt mạnh, chặt và ít có khoảng dừng giữa các cơn co thắt.
  • Cơn đau dữ dội liên tục, không có thời gian nghỉ.
  • Cảm giác áp lực, co thắt nhanh và không báo trước. Bạn có thể cảm nhận giống như khi đi tiêu. Triệu chứng này thường không đi kèm với các cơn co thắt vì cổ tử cung giãn ra rất nhanh.

Những hạn chế khi chuyển dạ nhanh

Khó khăn dễ thấy nhất của chuyển dạ nhanh chính là rối loạn cảm xúc. Chuyển dạ nhanh rất khó để đoán được, nên bạn khó kiểm soát. Nhiều phụ nữ cảm thấy thất vọng vì họ mong đợi quá trình sinh nở và cảm thấy ngạc nhiên bởi quá trình này diễn ra quá nhanh.

Vấn đề gây đau đầu nhất của tình trạng này chính là địa điểm sinh. Thông thường, khi bạn nhận ra mình đang chuyển dạ nhanh thì thời gian di chuyển đến bệnh viện sẽ rất ngắn. Ngoài ra, các phương pháp giảm đau có trong kế hoạch sinh cũng không có sẵn. Bên cạnh đó, nó có thể gây ra một số nguy cơ cho mẹ và bé như:

Đối với mẹ:

  • Tăng nguy cơ rách cổ tử cung và âm đạo
  • Xuất huyết tử cung hoặc âm đạo
  • Bị sốc sau sinh, làm tăng thời gian hồi phục
  • Sinh ở những môi trường không tốt như xe hơi hoặc phòng tắm

Đối với bé:

  • Nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ môi trường sinh không tốt
  • Nguy cơ hít phải dịch ối

Cách đối phó khi rơi vào tình huống chuyển dạ nhanh

Mặc dù không thể kiểm soát được tốc độ sinh, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước sau để kiểm soát tình hình:

  • Gọi ngay cho bệnh viện hoặc bác sĩ để xin giúp đỡ.
  • Cố gắng kiểm soát tình hình bằng cách sử dụng các kỹ thuật thở và thả lỏng.
  • Có chồng hoặc người thân bên cạnh.
  • Giữ nơi ở sạch sẽ, vô trùng cho đến khi có sự trợ giúp.
  • Nằm sấp hoặc nghiêng.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rapid Labor  http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/rapid-labor/  ngày truy cập 13/03/2018

Understanding Labor and Delivery Complications — the Basics https://www.webmd.com/baby/understanding-labor-delivery-complications-basics#1 ngày truy cập 13/03/2018

Phiên bản hiện tại

30/03/2018

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

14 điều quan trọng mẹ cần biết về phương pháp giục sinh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 30/03/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo