backup og meta

Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào? Kích thước bao nhiêu?

Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào? Kích thước bao nhiêu?

Thai 3 tuần tuổi vẫn còn là giai đoạn rất sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, một số chị em đã có thể cảm nhận được các dấu hiệu mang thai sớm. 

Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ đem đến các thông tin mà bạn cần biết về thai 3 tuần tuổi (hay mang thai tuần thứ 3) của thai kỳ và những điều liên quan đến sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của cơ thể phụ nữ ở giai đoạn này.

Thai nhi 3 tuần phát triển như thế nào?

1. Chiều dài, cân nặng của thai nhi 3 tuần tuổi

  • Thai 3 tuần tuổi thường có kích thước bằng đầu đinh ghim và dài khoảng 0,048mm.

2. Sự phát triển của thai 3 tuần tuổi 

Mặc dù, có thể bạn chưa cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mình đã cấn thai, nhưng đã có một sinh linh đang lớn lên và phát triển trong tử cung của bạn.

  • Trứng đã thụ tinh.
  • Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia thành hai tế bào, sau đó là bốn tế bào, rồi tám tế bào và tiếp tục phân chia trong khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung.
  • Khi đến tử cung, nhóm tế bào này đã có khoảng từ 16-32 tế bào (gọi là nguyên bào phôi) được bao bọc bởi một cái vỏ có màng trong suốt, được gọi là phôi dâu.
  • Phôi dâu trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng – sau đó phát triển và được gọi là phôi nang. Gần cuối tuần thứ 3 này, phôi nang sẽ làm tổ (cấy ghép) vào nội mạc tử cung. Việc cấy ghép trong tử cung tạo ra một kết nối thiết yếu — nội mạc tử cung cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi đang phát triển và loại bỏ chất thải. Theo thời gian, vị trí cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.

Sự phát triển của thai 3 tuần tuổi

  • Chiều dài, cân nặng: Thai 3 tuần tuổi thường có kích thước bằng đầu đinh ghim và dài khoảng 0,048mm.
  • Sự phát triển: Trứng đã thụ tinh trải qua quá trình phân chia tế bào và được gọi là phôi dâu với khoảng từ 16 – 32 tế bào.

Cơ thể phụ nữ thay đổi thế nào khi mang thai 3 tuần?

triệu chứng thường gặp khi mang thai 3 tuần

Trong khoảng thời gian này, nhiều phụ nữ không nhận ra bản thân đã cấn thai và cũng không nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi nào. Thế nhưng, khi mang thai 3 tuần tuổi, có một số chị em có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Chuột rút nhẹ
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc các mùi lạ
  • Cơ thể nhạy cảm và dễ mệt mỏi hơn.

Thay đổi về mặt cơ thể khi mang thai 3 tuần tuổi:

  • Chuột rút nhẹ
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc các mùi lạ
  • Cơ thể nhạy cảm và dễ mệt mỏi hơn.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 3 tuần tuổi

mang thai 3 tuần mẹ bầu nên ăn gì

1. Có thai 3 tuần tuổi nên ăn gì?

Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn nên tập trung vào việc lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều canxi và sắt để giúp cơ thể tạo ra lượng máu cần thiết để đáp ứng đủ cho quá trình mang thai.

Nếu bạn buồn nôn hoặc nôn mửa do ốm nghén, hãy:

  • Thử nhấm nháp chút trà gừng, uống một ít nước canh, súp ấm hoặc ăn một quả chuối.
  • Nhấm nháp ly kem hay hũ sữa chua cũng là lựa chọn thú vị để bạn bổ sung canxi, protein mà cũng vừa đem đến sự ngon miệng.

Bên cạnh đó, bạn hãy:

  • Bổ sung thêm các loại hạt tốt cho bà bầu nhằm đem đến những chất dinh dưỡng cần thiết khác.
  • Cuối cùng, phụ nữ mang thai 3 tuần nên uống đủ nước cũng như bổ sung vitamin cho bà bầu, từ đó giúp cho quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ.

2. Phụ nữ có thai 3 tuần tuổi nên hạn chế stress

Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu, chẳng hạn như 3 tuần đầu có thể nghĩ rằng trong thời gian này, điều duy nhất có thể gây hại cho em bé là những gì mà bạn ăn. Thực chất, điều này không chính xác. Khi bị stress, cơ thể bạn có thể sẽ tạo ra một sốchất độc hại như hormone kháng miễn dịch cortisol.

Những phụ nữ thường xuyên bị stress khi mang thai, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có tỷ lệ sẩy thai cao hơn. Tình trạng stress ở mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần của em bé sau khi con chào đời, ví dụ như bé có thể dễ bị stress hơn trong tương lai.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Hãy ưu tiên thực phẩm giàu sắt và canxi để đáp ứng đủ cho quá trình mang thai.
  • Áp dụng các mẹo để giảm buồn nôn hoặc nôn mửa do ốm nghén
  • Hạn chế stress hiệu quả bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, tập yoga, trò chuyên với người thân.

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai 3 tuần tuổi

mang thai 3 tuần

1. Thai 3 tuần tuổi được tính từ khi nào? 

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc tuổi thai được tính từ khi nào hay cụ thể là thai 3 tuần tuổi được tính từ khi nào.

Thực tế là có khá nhiều người nhầm lẫn khi thảo luận về cách tính tuổi thai. Bởi hầu hết phụ nữ không thể xác định được chính xác thời điểm thụ thai của bản thân. Nguyên do là bởi, chúng ta gặp chút khó khăn trong việc xác định chính xác thời điểm rụng trứng cũng như thời điểm trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh. Do đó, thời điểm bắt đầu thai kỳ luôn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.

2. Dấu hiệu mang thai 3 tuần tuổi 

Hiện tại, có vẻ như không có dấu hiệu nào cho thấy rằng bạn đã mang thai. Tuy nhiên, ở một số chị em phụ nữ có thể có các dấu hiệu như:

  • Áp lực ở bụng dưới: Cảm giác căng tức ở bụng dưới hoặc chuột rút nhẹ là không quá hiếm gặp với những chị em mang thai lần đầu. Và đây hoàn toàn là bình thường, không phải dấu hiệu đáng lo ngại của thai kỳ,
  • Vị giác kim loại: Khi thai 3 tuần tuổi, bạn bỗng luôn cảm thấy trong miệng như đang ngậm mấy đồng tiền xu? Đây được gọi là vị giác kim loại, một tác dụng phụ do hormone thai kỳ gây ra, hãy:
    • Nhấp một ngụm nước chanh hay các loại nước ép họ cam quýt khác hoặc ngậm kẹo có vị chua
    • Ăn các loại thực phẩm nhúng hoặc ướp với giấm
    • Đừng quên chải lưỡi mỗi khi đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối.

3. Thai 3 tuần tuổi đã vào tử cung chưa hay thai 3 tuần vào tổ chưa?

“Thai 3 tuần đã vào tử cung chưa hay thai 3 tuần vào tổ chưa?” là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thông thường, sau khi thụ tinh và hình thành hợp tử, hợp tử sẽ tiếp tục di chuyển qua ống dẫn trứng vào tử cung, làm tổ (cấy ghép) tại đây và phát triển thành thai nhi. Vậy nên trong các trường hợp phổ biến, thai 3 tuẩn tuổi đã di chuyển vào tử cung của người mẹ. 

4. Thai 3 tuần siêu âm có thấy không?

Theo các chuyên gia sản khoa, khi thực hiện siêu âm thai 3 tuần, các bác sĩ vẫn chưa thể thấy hình dạng cụ thể của thai nhi do lúc này em bé mới chỉ là một phôi thai còn rất nhỏ.

Thông thường, khi siêu âm thai lúc 3 tuần tuổi, bác sĩ thường chỉ kết luận là có một (hoặc đa) túi thai trong lòng tử cung.

5. Dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu

Thực tế là ở giai đoạn 3 tuần là thời điểm quá sớm đến nỗi bạn có thể không biết mình đã cấn thai. Nếu trứng đã thụ tinh tạo thành phôi thai và sau đó bị sảy, vào kỳ kinh nguyệt kế tiếp, bạn chỉ có thể nhận thấy kinh nguyệt của mình có vẻ nhiều hơn bình thường. Nhưng thực tế là có thể bạn không có dấu hiệu sảy thai đáng chú ý nào khác.

Hello Bacsi hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn làm sáng tỏ những thắc mắc liên quan đến thai 3 tuần tuổi để chủ động hơn trong việc chào đón một thai kỳ thuận lợi. Nếu bạn đang mang thai 3 tuần tuổi hoặc đã có kinh nghiệm mang thai, hãy chia sẻ những cảm nhận của mình ở phần bình luận của bài viết này để các mẹ khác có thêm thông tin tham khảo nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái 315 Healthcare. Phòng khám chuyên khám và theo dõi các vấn đề sản phụ khoa, hiếm muộn,… với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, công tác tại các bệnh viện lớn và hiện có hơn 20 chi nhánh tại TP.HCM.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

You and your pregnancy at 1 to 3 weeks

https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/1-2-3-weeks/ 

Ngày truy cập: 9/9/2024

Pregnancy at weeks 1 to 4

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-1-4

Ngày truy cập: 9/9/2024

Pregnancy Week 3

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/week-by-week/3-weeks-pregnant/

Ngày truy cập: 9/9/2024

Pregnancy – week by week

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week#week-3

Ngày truy cập: 9/9/2024

Your pregnancy: 3 weeks

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-3-weeks_1049.bc

Ngày truy cập: 9/9/2024

Pregnancy Calendar – Week 3

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week3.html

Ngày truy cập: 9/9/2024

Phiên bản hiện tại

15/10/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Phòng khám Phụ Sản 315

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Lợi ích âm nhạc cho thai nhi là gì? Cách chọn nhạc tốt cho thai nhi

Uống rượu, hút thuốc khi mang thai: Hại mẹ bầu lẫn thai nhi


Tham vấn y khoa:

Phòng khám Phụ Sản 315

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Phụ Sản 315


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo