Chuột rút là hiện tượng gì? Nguyên nhân, triệu chứng chuột rút và cách điều trị tình trạng này ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết này nhé!
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Chuột rút là hiện tượng gì? Nguyên nhân, triệu chứng chuột rút và cách điều trị tình trạng này ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết này nhé!
Hiện tượng chuột rút là gì? Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.
Chuột rút cảm giác như thế nào? Chuột rút xảy ra vào đêm và thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút. Bạn có thể điều trị chuột rút cơ tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc cá nhân.
Có hai loại chuột rút là chuột rút tự phát và chuột rút bệnh lý. Với chuột rút tự phát, nhiều nghiên cứu cho rằng lao động vất vả vào ban ngày là nguyên nhân hình thành chuột rút vào ban đêm (gồm cả những người hay vận động, hay luyện tập thể thao).
Việc hoạt động nhiều khiến cơ thể bị mất muối là do tình trạng đổ mồ hôi làm giảm nồng độ kali, magie, natri, canxi trong máu. Từ đó, dẫn đến chuột rút.
Những người mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, parkinson, bệnh thận, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc phải chuột rút bệnh lý.
Hầu hết các triệu chứng chuột rút đều xuất hiện ở bắp chân. Bên cạnh những cơn đau nhỏi xảy ra đột ngột, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da.
Bạn có thể gặp các dấu hiệu chuột rút khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu chuột rút sau:
>>> Bạn có thể quan tâm: Chuột rút khi ngủ: Những điều bạn cần biết
Lạm dụng cơ, mất nước, căng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ một tư thế trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường không rõ ràng.
Mặc dù hầu hết các cơn chuột rút cơ đều vô hại nhưng một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:
Chuột rút là tình trạng rất phổ biến, có thể tác động đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng chuột rút và kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng do chuột rút. Họ có thể thăm khám và hỏi bạn có những triệu chứng khác không, chẳng hạn như tê liệt hoặc sưng. Bởi đó có thể là dấu hiệu chuột rút thứ cấp gây ra bởi các điều kiện tiềm ẩn. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn thường có thể điều trị chuột rút cơ bằng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Chuột rút thường kéo dài trong một vài giây đến vài phút. Hầu hết các trường hợp chuột rút ở chân có thể được cải thiện bằng cách thực hiện các bài tập căng cơ ở khu vực bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể chỉ cho bạn các bài tập kéo giãn có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị chuột rút cơ.
Để căng cơ bắp chân, bạn hãy đứng bằng nửa bàn chân phía trước, nhón gót chân lên cao, từ từ hạ gót bàn chân để gót thấp hơn vị trí đang đứng, giữ một vài giây trước khi nâng gót chân lên trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại một vài lần động tác này.
Đối với những cơn chuột rút tái phát làm ảnh hưởng giấc ngủ của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để thư giãn cơ bắp. Thuốc thường chỉ cần thiết trong trường hợp chuột rút dai dẳng mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục.
Nếu bạn bị chuột rút thứ cấp ở chân thì việc điều trị sẽ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng.
Chuột rút xảy ra trong khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?
Những biện pháp sau có thể giúp ngăn ngừa chuột rút:
>>> Bạn có thể quan tâm: Đau bắp chân: Nguyên nhân & Cách giảm đau ngay tại nhà
Ngoài ra, nếu bạn bị chuột rút, những hành động này có thể giúp giảm bớt:
Nếu tình trạng chuột rút tái phát và xuất hiện tự nhiên nhiều về đêm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng rối loạn điện giải hoặc các bệnh lý kèm theo. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Muscle cramp. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/muscle-cramp/home/ovc-20186047. Ngày truy cập: 03/10/2016
Muscle cramp. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/muscle-cramp/symptoms-causes/syc-20350820. Ngày truy cập: 30/07/2021
Muscle cramp. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/muscle-cramp/diagnosis-treatment/drc-20350825. Ngày truy cập: 30/07/2021
Muscle Cramps. https://medlineplus.gov/musclecramps.html. Ngày truy cập: 30/07/2021
Muscle Spasms. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15466-muscle-spasms. Ngày truy cập: 30/07/2021
Chuột rút và cách phòng tránh https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/chuot-rut-va-cach-phong-tranh?_101_INSTANCE_4IVkx5Jltnbg_viewMode=view Ngày truy cập: 14/10/2021
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Tất cả thảo luận
Nổi bật
Mỹ Tú
Bệnh cơ xương khớp • 11 tháng
Dạ em chào bs. Ông nội em 77t, bị viêm...
Đau cơ xương khớp
Đây là tất cả câu hỏi hiện có!
Bạn muốn đặt câu hỏi cho bác sĩ?