9. Ra huyết âm đạo bất thường do nguyên nhân ác tính
Tới tháng sớm có sao không? Bạn hãy cẩn trọng với triệu chứng ra máu âm đạo giữa chu kỳ kinh hoặc ra huyết nhiều hơn các kỳ kinh trước đó. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư nếu bạn bị ra huyết âm đạo bất thường!
Việc ra huyết âm đạo do một bệnh lý ác tính, chẳng bạn như: ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ đã qua độ tuổi sinh sản, lượng xuất huyết có thể bị nhầm lẫn là một kỳ kinh sớm.
Đôi khi rối loạn kinh nguyệt kèm với triệu chứng bỗng nhiên ngực tiết sữa cũng là một gợi ý cho bệnh ung thư tuyến yên. Do đó, bạn cần chú ý nếu không có thai mà vẫn tiết sữa.
Nếu bạn chưa có thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung hay khám phụ khoa định kỳ thì nên kiểm tra. Có thể bạn sẽ quan tâm Tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền? Bạn nên làm gì khi có kinh sớm hơn chu kỳ bình thường?

Hầu hết các trường hợp hành kinh sớm ở nữ giới đang dậy thì hay mãn kinh thường không nghiêm trọng. Chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ trở lại bình thường ở nữ giới dậy thì, hoặc sẽ thưa dần và biến mất ở phụ nữ mãn kinh. Nếu bạn không mắc bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bạn có thể “đối phó” với chu kỳ kinh không đều bằng một số giải pháp sau:
1. Sử dụng app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Việc sử dụng một trong các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh có thể giúp bạn biết được mình có kinh sớm hoặc trễ bao nhiêu ngày. Một số app còn cho phép bạn ghi chú lại các triệu chứng hàng ngày hoặc khi hành kinh. Tính năng hữu ích này sẽ giúp bạn lưu lại những thông tin cần thiết khi đi kiểm tra sức khỏe hoặc khám phụ khoa.
>> Gợi ý cho bạn: Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thế nào?
2. Luôn có sự chuẩn bị khi ra ngoài
Nếu bạn thường “rụng dâu” không đúng ngày, lúc có kinh sớm lúc lại bị muộn thì nên chuẩn bị sẵn băng vệ sinh hay cốc nguyệt san hoặc tampon… và đồ lót trong túi xách mỗi khi ra ngoài.
Đặc biệt là với những chị em bận rộn trong công việc và không chú ý đến ngày “đèn đỏ” thì đây chính là giải pháp an toàn nhất khi bạn bất ngờ bị “rụng dâu”.
3. Ngủ đủ giấc
Tình trạng thiếu ngủ hoặc thời gian ngủ bất thường do công việc sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, nếu phải làm việc ca đêm thì bạn hãy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình nhiều nhất có thể.
Lời khuyên để hạn chế kinh nguyệt đến sớm là bạn nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Nếu vì tính chất công việc phải ngủ ngày, thức đêm thì bạn nên đảm bảo điều kiện phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ.
4. Ăn uống lành mạnh và đủ chất để tránh có kinh sớm
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng là “chìa khóa” giúp bạn khỏe mạnh về thể chất lẫn khả năng sinh sản. Hơn nữa, bạn cần ăn đủ chất, không nên tập thể dục quá sức và ăn kiêng khắc nghiệt để đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng dành cho việc sản xuất các hormone cần thiết.
5. Khám tầm soát ung thư định kỳ
Đối với phụ nữ, được khuyên tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi 3-5 năm một lần, bạn nên làm định kỳ. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều diễn ra liên tục, cơ thể sụt cân, mệt mỏi thì nên đi khám để được tư vấn.
Tới tháng sớm có sao không? Việc có kinh nguyệt sớm hay tới tháng sớm không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra hoặc không có triệu chứng bất thường đi kèm. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ cũng khác nhau. Bạn nên xác định được nguyên nhân khiến mình có kinh sớm hoặc trễ để có hướng điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để thoải mái tâm sự và nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ từ Hello Bacsi!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!