backup og meta

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không?

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không?

Bất kỳ biểu hiện sức khỏe bất thường nào xảy ra cũng khiến mẹ bầu lo lắng. Càng về cuối thai kỳ, cơ thể càng có nhiều thay đổi và càng dễ xảy ra nhiều vấn đề. Trong đó, mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối cũng là tình trạng dễ xảy ra. Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không? 

Các vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai. Thực tế, các bà bầu gặp khá nhiều phiền toái khi bị tiêu chảy và nếu không cẩn thận, tình trạng này có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu 3 nội dung chính, bao gồm:

  • Tại sao bà bầu dễ bị tiêu chảy?
  • Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không?
  • Cách khắc phục tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ.

Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Tại sao tiêu chảy thường xảy ra trong thai kỳ?

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối
Mẹ bầu dễ bị tiêu chảy do những thay đổi về sức khỏe và lối sống trong suốt thai kỳ

Khi mẹ bầu bị đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ được xem là đang bị tiêu chảy. Bà bầu bị tiêu chảy cũng là tình trạng thường gặp do những lý do liên quan đến thai kỳ, bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn: Khi biết mình mang thai, nhiều mẹ đã thay đổi chế độ ăn đột ngột để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này có thể khiến dạ dày của mẹ không thích ứng kịp và gây tiêu chảy.
  • Nhạy cảm với một số loại thức ăn: Một trong những thay đổi thường gặp khi mang thai là xuất hiện sự nhạy cảm với một số thức ăn. Khi đó, những thực phẩm bạn yêu thích trước khi mang thai giờ đây lại có nguy cơ khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng và cả tiêu chảy.
  • Ảnh hưởng từ các vitamin: Bổ sung các vitamin thiết yếu khi mang thai là điều rất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, chúng có thể làm mẹ bị rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ nội tiết tố (hormone) bị thay đổi có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại gây táo bón, hoặc ngược lại làm tăng tốc hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy ở bà bầu.

Ngoài ra, một số lý do khác có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối hoặc những giai đoạn khác trong thai kỳ là:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus đường tiêu hóa
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc
  • Một số vấn đề sức khỏe là các bệnh nền có từ trước khi mang thai như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng…

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không?

bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối

Bà bầu bị tiêu chảy tháng thứ 7, thứ 8 hoặc gần tới ngày dự sinh cũng là hiện tượng phổ biến. Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể là do cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Ở một số người, đó có khả năng là dấu hiệu sắp chuyển dạ và xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hoặc trước đó vài tuần.

Tuy nhiên, mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ với tần suất tăng lên không chắc chắn là bạn sẽ chuyển dạ trong vài ngày tới. Song bạn đừng quá lo lắng. Trải nghiệm mang thai của mỗi người cũng khác nhau nên một số người có thể bị tiêu chảy thường xuyên trong 3 tháng cuối và ngược lại, một số người lại không gặp phải tình trạng này.

Bên cạnh hiện tượng mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối, bạn cũng nên theo dõi kỹ những biểu hiện sức khỏe đi kèm để có cách xử lý kịp thời. Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối không thuyên giảm sau 2-3 ngày, kèm với các biểu hiện bất thường khác như sốt, nôn, đau bụng… thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối nên làm gì?

Khi đi tiêu phân lỏng quá nhiều lần trong ngày, cơ thể mẹ bầu sẽ bị mất nước đáng kể. Lúc này, điều quan trọng nhất mà các mẹ bầu cần làm ngay chính là bù nước cho cơ thể. Nếu cơ thể bị mất nước nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của cả mẹ lẫn thai nhi.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối hoặc bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nên:

  • Bổ sung nước cho cơ thể: Bầu tháng cuối bị tiêu chảy cần bổ sung nước cho cơ thể trong thời gian này theo nguyên tắc: Nhu cầu cơ bản khoảng 2000ml + (số lần tiêu chảy x 200ml). Chẳng hạn bạn bị tiêu chảy 5 lần sẽ cần bù lượng nước là: 2000+ 5×200= 3000ml.cho cơ thể thời gian để tự hồi phục. 
  • Xem lại các loại thuốc đang dùng: Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối hoặc bầu 34 tuần bị tiêu chảy hay bầu bị tiêu chảy ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể do tác dụng phụ của một thuốc nào đó đang sử dụng. Mẹ bầu hãy thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và cân nhắc thay đổi thuốc.
  • Tránh một số thực phẩm: Một số nhóm thực phẩm có thể khiến bà bầu bị tiêu chảy. Khi tình trạng này xảy ra, mẹ bầu hãy kiểm tra lại chế độ ăn hoặc thực đơn và cần tránh ăn các thức ăn giàu chất béo, đồ chiên, thức ăn cay, sữa hay sản phẩm từ sữa.
  • Không tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy: Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để cầm tiêu chảy mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và đánh giá của bác sĩ. Bầu tháng cuối bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu bình thường của cơ thể khi sắp đến ngày dự sinh nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe bất thường khác. Vì thế, mẹ bầu cần theo dõi kỹ sức khỏe của bản thân và thai nhi trong giai đoạn nhạy cảm này để có những cách xử lý kịp thời, phù hợp.

Lưu ý, trong mọi trường hợp, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ bầu không được tự ý áp dụng cách chữa tiêu chảy cho bà bầu tháng cuối theo các phương pháp truyền miệng mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Hello Bacsi hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu được tình trạng bà bầu bị tiêu chảy hoặc mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết liên quan đến chăm sóc sức khỏe thai kỳ được tham vấn vởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia khi “ghé thăm” chuyên mục mang thai của chúng tôi.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diarrhea in Pregnancy.

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/diarrhea-in-pregnancy/.

Ngày truy cập: 8/7/2024

Diarrhoea and vomiting in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/diarrhoea-and-vomiting-pregnancy

Ngày truy cập: 8/7/2024

4 common pregnancy-related GI issues, and when to call the doctor

https://utswmed.org/medblog/4-common-pregnancy-related-gi-issues-and-when-call-doctor/

Ngày truy cập: 8/7/2024

Constipation and diarrhea in pregnancy

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9546090/

Ngày truy cập: 8/7/2024

Diarrhea During Pregnancy

http://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/diarrhea-in-pregnancy/

Ngày truy cập: 8/7/2024

Remedies for Diarrhea During Pregnancy.

https://www.healthline.com/health/pregnancy/diarrhea-remedies.

Ngày truy cập: 8/7/2024

Phiên bản hiện tại

08/07/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? 6 thực phẩm "vàng" giúp mẹ nhanh khỏi

Bệnh đau đầu ở phụ nữ cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 08/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo