backup og meta

Đưa bé vào ngôi thai thuận trước sinh giúp mẹ sinh con dễ dàng

Đưa bé vào ngôi thai thuận trước sinh giúp mẹ sinh con dễ dàng

Sinh con dễ dàng và suôn sẻ luôn là mong ước của tất cả phụ nữ khi mang thai. Điều này sẽ trở thành hiện thực ngay nếu mẹ biết cách giúp bé yêu trong bụng quay đầu theo ngôi thai thuận.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc tư thế nào được xem là ngôi thai thuận trước khi sinh. Để giải đáp thắc mắc này cũng như cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về tác dụng của ngôi thai thuận trong quá trình vượt cạn, bài viết sau xin chia sẻ cùng mẹ vấn đề này.

Thế nào là ngôi thai thuận trước khi sinh?

Nếu thai nằm ở vị trí đầu hướng xuống dưới, với mặt sau của đầu hơi hướng về phía trước của bụng người mẹ (tư thế ngôi đầu) thì việc sinh con của sản phụ có thể ngắn hơn và dễ dàng hơn. Hầu hết trẻ quay đầu vào đúng vị trí này vào cuối kỳ mang thai.

Làm cách nào để giúp bé có ngôi thai thuận trước khi sinh?

Khi ngồi, bạn dựa lưng vào ghế chứ đừng đổ người về phía trước. Đầu gối luôn phải thấp hơn hông của bạn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thử những cách sau:

  • Ở tư thế bò. Khi bạn đang bò, mặt sau của đầu thai nhi sẽ hướng về phía trước bụng của bạn;
  • Đi lại thường xuyên nếu công việc của bạn phải ngồi rất nhiều và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Khi ngồi trên xe, nên lót dưới mông một chiếc đệm.

Mẹ cũng đừng lo lắng về việc đưa bé vào đúng ngôi thai thuận khi nằm ngủ. Thai nhi không bị đẩy xuống vùng xương chậu khi bạn nằm xuống. Tuy nhiên, nằm nghiêng sang một bên sẽ là vị trí tốt hơn so với việc mẹ nằm ngửa để ngủ vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Làm thế nào để hỗ trợ thai nhi quay đầu xuống ngôi thuận trong quá trình chuyển dạ?

Mẹ bầu có thể cảm thấy nhiều cơn đau nhẹ một vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang cố gắng quay đầu. Dưới đây là một số lời khuyên để tránh sinh non:

  • Nghỉ ngơi nhiều vào ban đêm;
  • Tăng cường các hoạt động ban ngày của bạn, chịu khó đi bộ, di chuyển xung quanh sang tư thế bò và tư thế nằm gập người. Ở các tư thế này, phần mông của bạn sẽ được nâng lên và không chạm đất;
  • Ăn uống thường xuyên để giữ sức khỏe tốt và nhớ cung cấp đủ nước cho cơ thể;
  • Cố gắng thư giãn và suy nghĩ tích cực.

Khi bạn đang mang thai, việc có được những bài tập vận động nhỏ sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển dạ sau này. Dưới đây là một số bài tập gợi ý mà mẹ bầu có thể luyện tập:

  • Áp dụng tư thế bò và tư thế nằm gập người. Để thực hiện tư thế này, mẹ cần giữ phần vai và ngực chạm sàn (hoặc ghế trên miếng đệm) còn phần hông và mông nhô cao, không chạm đất;
  • Massage phần lưng;
  • Thực hiện bài tập vùng chậu mỗi khi bạn cảm thấy đau sẽ giúp bé quay đầu xuống ngôi thuận dễ dàng. Một quả bóng tập sẽ hỗ trợ bạn thực hiện động tác này dễ hơn;
  • Tư thế chân trước, chân sau chùng gối;
  • Nằm nghiêng để bé chuyển tư thế ngôi thuận một cách dễ dàng hơn;
  • Đi bộ hoặc di chuyển mọi lúc mọi nơi. Không nên ngồi trên ghế hoặc trên giường ở tư thế nằm nghiêng quá lâu;
  • Cố gắng tránh gây tê ngoài màng cứng quá sớm trong thời gian chuyển dạ, vì gây tê ngoài màng cứng có thể làm tăng khả năng thai nhi ở những vị trí không thuận lợi khi sinh và giảm tỷ lệ sinh tự nhiên.

Việc đưa vé vào đúng ngôi thai thuận trước sinh giúp việc sinh nở của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn và làm giảm thiểu các biến chứng xấu có thể xảy ra. Mẹ có thể luyện tập những tư thế vận động trên để giúp em bé trong bụng quay đầu tốt hơn nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Getting your baby into position for birth https://www.babycentre.co.uk/a544493/getting-your-baby-into-position-for-birth  Ngày truy cập 29/04/2017

Getting your baby into position for birth https://www.babycenter.ca/a544493/getting-your-baby-into-position-for-birth Ngày truy cập 29/04/2017

Phiên bản hiện tại

05/08/2020

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Thai quá ngày: Nguyên nhân, giải pháp và những điều mẹ bầu cần biết

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 05/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo