backup og meta

Điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mổ (phần 1)

Điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mổ (phần 1)

Nhiễm trùng vết thương sau sinh mổ là tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh mổ lấy thai. Những dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt trên 38oC, vết thương trở nên nhạy cảm và đau vùng bụng dưới. Bạn cần nhanh chóng điều trị để tránh những biến chứng từ nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên, làm thế nào để biết được chính xác bạn có đang bị nhiễm khuẩn sau sinh không và điều trị như thế nào? Hello bacsi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc bằng bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng sau khi sinh mổ?

Phụ nữ béo phì củng có nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi sinh cao hơn những phụ nữ khác. Nếu mắc các bệnh như tiểu đường, rối loạn ức chế miễn dịch HIV, viêm màng ối vì trong lúc sinh đã uống steroid kéo dài, bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Phụ nữ cần được chăm sóc đầy đủ trước và sau khi sinh. Đặc  biệt là trong các trường hợp bạn bị mất máu quá nhiều khi sinh hay phẫu thuật kéo dài, thiếu kháng sinh hay không vô trùng trước khi sinh.

Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng sau khi sinh mổ

Sinh mổ có thể khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác như có huyết khối.

Bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất nếu bạn có dấu hiệu như sốt trên 38oC, đau bụng dữ dội, vết mổ sưng đỏ, chảy mủ ngày càng đau và trầm trọng hơn.

Khi bạn xuất hiện mùi hôi âm đạo, kèm theo chảy máu nhiều (ướt hết 1 băng vệ sinh trong 1 giờ) hoặc chảy máu kèm theo cục máu lớn và đau đường tiểu đó củng là dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh.

Tình trạng đau chân hoặc chân có dấu hiệu sưng lên, những dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau khi sinh. Bạn cần đến bác sĩ để được điều trị ngay nhé!

Chẩn đoán nhiễm trùng sau sinh mổ

Nhiễm trùng vết thương sau khi sinh mổ thường xảy ra vào một vài tuần sau khi sinh với những dấu hiệu sau như sưng, đỏ, nóng,… Bác sĩ sẽ xem xét vết thương của bạn và chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng, dẫn lưu mủ từ vết mổ và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán xác định loại vi khuẩn hiện diện ở vết thương.

Phân loại nhiễm trùng sau sinh mổ

Nhiễm trùng sau sinh mổ được phân chia thành các loại khác nhau tùy theo cấp độ nhiễm trùng của vết thương. Bao gồm các loại nhiễm trùng sau:

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là loại vết thương điển hình thường gây ra bởi các vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus. Đây là những chủng vi khuẩn thường trú trên da, nhưng trong điều kiện thích hợp lại gây viêm mô tế bào dưới da. Triệu chứng của nhiễm khuẩn là sưng, nóng và đỏ dần lan rộng từ vết thương ra xung quanh nhưng viêm mô tế bào hiếm khi gây chảy mủ.

Áp-xe vết thương

Áp-xe vết thương gây ra bởi loại vi khuẩn thường trú trên da, dễ gây sưng đỏ tại miệng vết thương. Mủ thường tích tụ trong mô tạo thành khoang do vi khuẩn viêm nhiễm. Hầu hết áp-xe có chảy mủ từ đường mổ. Một số loại vi khuẩn gây áp-xe còn có thể gây viêm nội mạc tử cung, làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn như đau, chảy máu bất thường, chảy mủ, sưng và sốt toàn thân, khiến người bệnh khó chịu.

Nhiễm trùng không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay vị trí vết mổ nhưng có thể bao gồm những biến chứng tại các cơ quan khác như là nhiễm nấm tại, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang.

Nhiễm nấm

Dấu hiệu này thường gây ra bởi Candida, là chủng nấm thường trú trên cơ thể người. Candida gây nhiễm ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người sau thời gian sử dụng steroid hoặc kháng sinh kéo dài. Candida gây nấm âm đạo hoặc mụn đỏ, trắng và dễ vỡ bên trong miệng. Nếu sau nhiễm Candida không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc, nhưng những loại thuốc kháng nấm hoặc nước súc miệng có thể giúp bạn chống lại nhiễm nấm tốt hơn.

Nhiễm khuẩn bàng quang và đường tiết niệu

Đặt ống thông niệu đạo có thể khiến bạn dễ nhiễm khuẩn bàng quang và đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn này thường gây ra bởi vi khuẩn E.Coli và có thể điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm E.Coli gây ra cảm giác bỏng rát khi tiểu tiện, mót tiểu và sốt.

Viêm cân mạc hoại tử

Trong một vài trường hợp, nhiễm khuẩn vết thương có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng khác như viêm cân mạc hoại tử. Vi khuẩn sẽ phá hủy mô bình thường, gây nứt lớp cân (lớp cân cơ dưới thanh mạc) tại vị trí vết khâu sau khi sinh mổ, tạo một lối mở để vi khuẩn xâm nhập vào các tạng sâu trong ổ bụng.

Bạn đọc có thể tiếp tục tìm hiểu về cách ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng sau khi sinh mổ tại đây nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Post-cesarean wound infection: How did this happen. http://www.healthline.com/health/pregnancy/post-cesarean-wound-infection#Complications8. Ngày truy cập 04/06/2016

Cerarean wound complication. http://www.livestrong.com/article/197342-cesarean-wound-complications/. Ngày truy cập 04/06/2016

 

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo