Quả kiwi là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu với hàm lượng cao folate, ít đường, ít béo. Bà bầu ăn kiwi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa dị tật thai nhi
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Quả kiwi là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu với hàm lượng cao folate, ít đường, ít béo. Bà bầu ăn kiwi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa dị tật thai nhi
Bà bầu ăn kiwi được không? Kiwi có tốt cho bà bầu? Tác dụng của quả kiwi với bà bầu là gì? Đây đều là những thắc mắc rất phổ biến. Kiwi là loại trái cây kích thích vị giác và có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Và điều quan trọng là kiwi rất tốt cho phụ nữ mang thai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tác dụng của quả kiwi với bà bầu thông qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Kiwi là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao gấp hai lần chanh. Bên cạnh đó, bà bầu ăn kiwi còn được bổ sung nhiều chất xơ, vitamin E, carbohydrate, năng lượng và các khoáng chất khác:
Kiwi rất giàu folate, chất dinh dưỡng quan trọng cho sự hình thành tế bào. Folate là một chất không thể thiếu đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nó kích thích sản xuất và duy trì tế bào, đặc biệt là trong thời gian mang thai.
Ngoài ra, folate còn đảm bảo sự phát triển của các cơ quan quan trọng. Một lượng folate vừa đủ sẽ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, tình trạng tủy sống không phát triển. Đặc biệt hơn, folate còn giúp bạn tránh được tình trạng sẩy thai. Axit folic có trong kiwi không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà cũng rất tốt cho những phụ nữ đang muốn có thai.
Kiwi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Bà bầu ăn kiwi có thể đáp ứng đến 140% liều lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày. Có thể nói, vì có hàm lượng vitamin C cao mà kiwi trở thành loại trái cây rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Một số lợi ích của vitamin C đối với sức khỏe mẹ và bé:
Giống như nhiều loại trái cây khác, kiwi chứa đường tự nhiên giúp bạn kiểm soát việc thèm đồ ngọt. Đường tự nhiên trong trái cây thường có chỉ số glycemic thấp hơn so với đường đã qua tinh chế. Vì vậy, bà bầu ăn kiwi sẽ không làm tăng insulin. Từ đó giúp mẹ kiểm soát lượng đường huyết và hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Táo bón và bệnh trĩ là những bệnh tiêu hóa thường gặp khi mang thai. Để giảm bớt tình trạng này thì bà bầu nên thêm kiwi vào chế độ ăn. Bởi kiwi chứa enzyme, chất xơ và các hợp chất phenolic. Những chất dinh dưỡng này nuôi các vi khuẩn probiotic trong hệ tiêu hóa. Như vậy, bà bầu ăn kiwi sẽ ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày, đầy hơi và đau bụng.
Không chỉ cần đến canxi để phát triển hệ xương, em bé của bạn còn cần hấp thu đủ canxi để phát triển về cơ và tim mạch. Điều đáng mừng là không chỉ có sữa mới chứa nhiều canxi mà quả kiwi cùng rất giàu canxi với hàm lượng trung bình lên đến 23,5 mg/ quả. Do đó, nếu mẹ bầu không muốn dung nạp lactose (có trong sữa) vào cơ thể thì nên ăn kiwi thay thế để bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết.
Tăng cân khi mang thai không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ gây ra căng thẳng cho tim mạch, dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ và nhiều bệnh khác. Vì vậy, bạn nên kiểm soát việc ăn uống của mình bằng cách tập ăn trái cây ít calo như kiwi. Vì trung bình 1 gram kiwi chỉ chứa 0,61 calo nên đây sẽ là loại trái cây giúp bạn thỏa mãn cơn đói mà không bị tăng cân.
Sau khi tìm hiểu mẹ bầu ăn kiwi có tốt không? Bạn cũng cần biết rằng, để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, ăn khoảng 2–3 trái kiwi mỗi ngày là phù hợp. Nếu bạn bị dị ứng do di truyền, viêm dạ dày hoặc các vấn đề khác thì cần tránh ăn kiwi khi mang thai.
Ngoài ra, khi dùng kiwi, bạn nên lưu ý:
Bà bầu có thể thử kết hợp kiwi với salad, món tráng miệng và các món ăn khác. Dưới đây là một số món đơn giản kết hợp với kiwi mà bạn có thể thử:
Kiwi là một món ăn nên có mặt trong thực đơn hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và bé nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!