backup og meta

Mẹ sinh mổ cho con bú nên ăn gì? Mách mẹ thực đơn sau sinh mổ bổ dưỡng, đủ chất

Mẹ sinh mổ cho con bú nên ăn gì? Mách mẹ thực đơn sau sinh mổ bổ dưỡng, đủ chất

So với mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ cần chú ý chăm sóc bản thân và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Điều quan trọng nhất là mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng các món với thực đơn cho mẹ sau sinh mổ khoa học để nhanh hồi phục và có đủ sữa cho bé bú sau sinh.

Sau sinh mổ, mẹ sẽ cần lưu ý vấn đề gì?

Nhìn chung, sẽ mất khoảng 6 tuần để mẹ sinh mổ hồi phục hoàn toàn [1]. Trong thời gian chăm sóc sau sinh, mẹ sinh mổ sẽ cần:

Chú ý chăm sóc bản thân để nhanh hồi phục [1]

Sau ca sinh, mẹ sinh mổ phải nằm viện từ 2 – 4 ngày. Trong thời gian này, nhân viên y tế sẽ giúp mẹ giảm đau, hỗ trợ mẹ di chuyển cũng như hướng dẫn cách cho bé bú.

Sau khi về nhà, điều quan trọng là mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh quay lại các hoạt động bình thường quá sớm. Đồng thời, cần lưu ý một số vấn đề như: 

  • Tránh nâng bất cứ vật gì nặng hơn bé vì sẽ gây áp lực lên vết mổ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép
  • Chăm sóc vết mổ đúng cách. Giữ vết mổ sạch và khô, hạn chế để vết thương dính nước. Trước và sau khi chăm sóc vết mổ, luôn luôn rửa tay sạch. Chú ý mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ xát
  • Đứng dậy và đi lại. Mẹ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ. Việc vận động sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông
  • Thăm khám hậu sản theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng vết mổ cũng như xem xét quá trình hồi phục của mẹ sau sinh
  • Theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nếu có các dấu hiệu như đau dữ dội, chảy máu nhiều, ra khí hư bất thường, sốt, đau hoặc sưng ở chân, hụt hơi, đau ngực… thì cần đi khám ngay

Kích thích sữa về để có đủ sữa cho bé sinh mổ

Bên cạnh việc chăm sóc bản thân, mẹ sinh mổ sẽ cần lưu ý nhiều hơn trong việc chăm sóc bé. Với mẹ sinh mổ, việc cho con bú sau sinh có thể gặp nhiều khó khăn. Mẹ sinh mổ có thể gặp phải các tình trạng như sữa chậm về hoặc mẹ ít sữa do sinh mổ làm chậm thời gian cho bé bú, cơn đau từ vết mổ khiến mẹ khó ôm con cho bú, mẹ không được tiếp xúc da kề da với bé sớm…. [2]. Để khắc phục tình trạng này, mẹ sẽ cần thực hiện các biện pháp giúp kích thích sữa về như: [2]

  • Thực hiện da kề da với bé nhiều để tuyến sữa được kích thích
  • Cho con bú càng nhiều càng tốt theo nhu cầu của bé ngay cả khi mẹ chưa có sữa
  • Sử dụng máy hút sữa và vắt sữa bằng tay nếu bé không thể gần mẹ trong những ngày đầu. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng vì căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone làm chậm quá trình tạo sữa

Chăm sóc sinh dưỡng chuyên biệt cho bé sinh mổ

Ngoài những lưu ý dành cho mẹ sinh mổ kể trên, bé sinh mổ cũng cần được bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, vì so với bé sinh thường, bé sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe. Do không được tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn tại âm đạo của mẹ nên hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có sự khác biệt so với bé sinh thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ không có các chủng vi khuẩn có ở trẻ em và người trưởng thành khỏe mạnh, thay vào đó, đường ruột của bé lại có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường. Điều này khiến bé có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, điển hình là các bệnh như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm virus [3], [4]. 

Với những bất lợi về sức khỏe kể trên, bé sinh mổ sẽ rất cần nguồn dinh dưỡng chuyên biệt, đặc biệt từ sữa mẹ. Vì sữa mẹ không chỉ có đầy đủ các dưỡng chất bé cần để tăng trưởng, phát triển mà còn có thành phần giúp con củng cố, nâng cao hệ miễn dịch như:

  • HMO: Đây là đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose [7]. Đặc biệt, 2’-FL HMO trong sữa mẹ là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [8], ngăn ngừa mầm bệnh [9].
  • Nucleotides: Dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy Nucleotides giúp bé giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [10], [11], [12]. 
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào, ổn định cho đường ruột của bé. Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [13].

Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Lúc này, mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp con xây dựng và củng cố hệ miễn dịch vững vàng.

Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa? Gợi ý thực phẩm nên có trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

Để có đủ sữa cho bé bú cũng như giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh, việc ăn uống đầy đủ sau sinh rất quan trọng. Mẹ đang cho con bú sẽ cần ăn 5 – 6 lần trong ngày trước khi cho con bú để kích thích sinh sữa. Danh sách thực phẩm mẹ có thể ăn hầu như không có hạn chế gì đáng kể. [14] Tuy nhiên, mẹ sẽ cần:

  • Ăn đa dạng loại thức ăn. Điều này sẽ làm thay đổi hương vị của sữa mẹ, giúp bé tiếp xúc với các vị khác nhau và dễ dàng chấp nhận thức ăn hơn trong giai đoạn ăn dặm [15]. 
  • Đối với cá, mẹ nên ăn cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu… Đây là các loại thực phẩm giàu DHA tốt cho hệ thần kinh, mắt của trẻ. Tuy nhiên, nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu vua, cá ngói [16], [17].
  • Đối với các loại rau tốt cho mẹ sau sinh mổtrái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ, mẹ nên chọn rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng vì có nhiều chất tiền vitamin A tốt cho mắt trẻ như rau, bó xôi, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam xoài… [16].
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu iot, choline, sắt như các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt bò, thịt gà, các loại đậu, các loại rau sẫm màu, hải sản… [17], [18].
  • Uống nước bất cứ khi nào khát và uống nhiều hơn khi thấy nước tiểu có màu vàng đậm. Trước khi cho bé bú, mẹ cũng nên uống 1 ly nước đầy. Mẹ cho con bú nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương 12 – 15 cốc nước)  [15], [18].
  • Hạn chế thức uống có đường vì sẽ gây tăng cân. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế thức uống chứa caffein, thức uống có cồn [15].

Sau sinh mổ, sẽ có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bản thân để nhanh hồi phục và có đủ sữa cho bé bú. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái, chú ý nghỉ ngơi để có sức khỏe và tinh thần tích cực, mẹ nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. C-Section Recovery Timeline and Aftercare https://health.clevelandclinic.org/c-section-recovery Ngày truy cập: 3/9/2024

2. Sanh mổ cho con bú được không? https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/sanh-mo-cho-con-bu-duoc-khong/# Ngày truy cập: 3/9/2024

3. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 21/8/2024

4. Korpela K et al (2018)

5. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Ngày truy cập 19/05/2023

6. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/ Truy cập ngày 23/05/2023

7. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/# Truy cập ngày 23/05/2023

8. Reverri et al (2018)

9. Rousseaux et al (2021)

10. Merolla et al (2000)

11. Yau et al (2003)

12. Pickering et al (1998)

13. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08   Ngày truy cập: 28/10/2023

14. Làm cách nào để có đủ sữa cho bé? https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/lam-cach-nao-de-co-du-sua-cho-be/ Ngày truy cập: 28/10/2023

15. Dinh dưỡng giai đoạn cho con bú: Lời khuyên cho mẹ https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/dinh-duong-giai-doan-cho-con-bu-loi-khuyen-cho-me/   Ngày truy cập: 28/10/2023

16. Thức ăn sau sinh https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-phu-nu/thuc-an-sau-sinh/# Ngày truy cập: 28/10/2023

17. Maternal Diet and Breastfeeding https://www.cdc.gov/breastfeeding-special-circumstances/hcp/diet-micronutrients/maternal-diet.html Ngày truy cập: 28/10/2023

18. Dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa sau sinh https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/dinh-duong-cho-me-bim-sua-sau-sinh/ Ngày truy cập: 28/10/2023

Phiên bản hiện tại

09/10/2024

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: BS.CKI Lê Hồng Thiện

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

BS.CKI Lê Hồng Thiện

Nhi khoa · Phòng khám Chuyên khoa Nhi BS.CKI Hồng Thiện


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo