avatar

Tạo bài đăng của bạn

Thai nhi máy, đạp đều liên tục có tốt không?

Thai máy nhiều có tốt không? Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu khi cảm nhận thai nhi cử động, đạp liên tục trong bụng mẹ.


Thai nhi bắt đầu có những cử động từ tuần lễ thứ 8. Tuy nhiên, ban đầu các cử động nhẹ nhàng nên thai phụ hầu như không cảm nhận được. Khi thai nhi phát triển hệ cơ xương khớp, cử động trở nên mạnh hơn và người mẹ dễ dàng cảm nhận cử động này. Thai máy mạnh lên khi thai nhi thức, được kích thích bằng âm thanh, bằng cách lắc nhẹ vào thành bụng. Khi thai ngủ sẽ ít máy hoặc nằm yên. Khi thai thiếu oxy (lượng máu từ mẹ truyền sang bé bị giảm đi),nước ối ít thì thai nhi sẽ máy yếu. Theo dõi cử động thai là cách người mẹ tự theo dõi sức khỏe của bé yêu. Thai của bạn máy mạnh và đều mỗi ngày là tốt. Điều quan trọng là bạn cần khám thai định kỳ theo hẹn để bác sĩ đánh giá sức khỏe của mẹ và thai.



Hiện tượng thai máy xuất hiện rõ ràng hơn từ tuần 16 - 22 nên thai máy liên tục là cử động thai bình thường, cho thấy thai nhi c

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
14
2
3
Xem thêm bình luận
TỔNG HỢP BÀI TẬP YOGA CHO BÀ BẦU TẠI NHÀ THEO TỪNG THÁNG

🤰🤰🤰 Các mẹ bầu của Hello Bacsi ơi,


Mẹ có biết không, nếu như không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe thì mẹ hoàn toàn có thể tập yoga bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ đấy!


💟 Việc tập yoga khi mang thai với cường độ phù hợp không chỉ giúp mẹ bầu thích nghi với sự thay đổi hình dáng, cân nặng mà còn có thể giúp giảm được các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ và đặc biệt có thể giúp mẹ bầu dễ sinh.


☝️ Tuy nhiên, mỗi giai đoạn mang thai sẽ có những bài tập yoga bầu phù hợp cho mẹ. Vì thế, Hello Bacsi đã tổng hợp các bài tập yoga cho bà bầu tại nhà theo từng tháng bên dưới đây. Khi thực hiện các bài tập này, mẹ bầu nhớ lưu ý:


  • Khởi động nhẹ trước khi tập
  • Nằm thư giãn sau khi tập
  • Tập trung hơi thở và hít thở theo nhịp
  • Tập theo khả năng của mình, không nên cố gắng quá sức
  • Chọn những bài tập yoga bầu phù hợp với giai đoạn mang thai


👉 Dưới đây là

... Xem thêm
TỔNG HỢP BÀI TẬP YOGA CHO BÀ BẦU TẠI NHÀ THEO TỪNG THÁNGTỔNG HỢP BÀI TẬP YOGA CHO BÀ BẦU TẠI NHÀ THEO TỪNG THÁNG
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
202
41
29
Xem thêm bình luận
Thai nhi đạp nhiều bụng dưới của mẹ có bình thường không?

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng thai nhi đạp nhiều bụng dưới?

Thai máy hoạt động nhiều sẽ cho biết tình trạng của con, thông qua những hoạt động của bé bạn có thể tự động chẩn đoán tình trạng sức khỏe của con mình. Nếu thai nhi khỏe mạnh bình thường thì từ tuần 20 bạn có thể thấy con bắt đầu hoạt động nhiều hơn ở vùng bụng dưới.


Chính vì thế, sau giai đoạn 20 tuần bạn hãy theo dõi con thường xuyên để biết thai nhi có đang gặp vấn đề gì hay không. Nếu bé vẫn đạp bình thường thì chứng tỏ thể trạng của bé đang tốt còn nếu không thi thai nhi có khả năng lưu thai hoặc suy thai.

Bé có thể liên tục đạp bụng mẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ là do những nguyên nhân sau:


Thai nhi được nạp nhiều chất dinh dưỡng: điều này sẽ xuất hiện khi mẹ vừa mới ăn no – bé được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết nên có sức để đạp nhiều hơn hoặc khi mẹ nằm nghiêng sang bên trái, tư thế này giúp máu tới thai nhi nhiều hơn, làm cho bé hoạt động nhiều hơn

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
551
4
2
Xem thêm bình luận
Cách phân biệt nhau bám mặt trước nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3

1. Nhau thai được hình thành như thế nào?

Ngay từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai cũng đã được hình thành. Lúc này, các tế bào chia làm 2 nhóm: 1 nhóm trở thành em bé, 1 nhóm trở thành nhau thai. Và chỉ sau vài ngày, nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung và thực hiện chức năng truyền dinh dưỡng, oxy từ máu mẹ vào bào thai. Nhờ vậy, bào thai sẽ duy trì được sự sống suốt 9 tháng thai kỳ.


2. Nhau thai trước nhóm 1, 2, 3 là gì?


Nhau thai bám mặt trước nghĩa là nhau thai ở vị trí phía trước thành tử cung khi siêu âm. Đây là vị trí nhau thai bình thường và không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nhau thai trước thường phát triển tại nơi trứng đã được thụ tinh và bám vào tử cung.


Trong đó:

- Nhau thai trước nhóm 1 nghĩa là bám ở đáy tử cung.


- Nhau thai trước nhóm 2 nghĩa là bám ở bờ dưới nhau qua nửa dưới thân tử cung.


- Nhau thai nhóm 3 nghĩa là nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạ

... Xem thêm
Cách phân biệt nhau bám mặt trước nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3Cách phân biệt nhau bám mặt trước nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
33530
21
46
Xem thêm bình luận
Chiều dài xương đùi của thai nhi 37 tuần tuổi

Chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi (FL) là một trong 6 chỉ số quan trọng của thai nhi mà mẹ cần nắm vững ở tuần thứ 37 ( năm chỉ số còn lại bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, cân nặng, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân của bé).


Chiều dài xương đùi thai nhi bắt đầu được xác định kể từ tuần thứ 14 của thai kỳ và luôn được duy trì xác định với các lần thăm khám sau đó. Ngoài ý nghĩa đánh giá sự phát triển của thai nhi, chiều dài xương đùi còn có ý nghĩa trong việc phát hiện hội chứng Down của thai nhi

Tiêu chuẩn chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi 37 tuần

Tuần 37 là tuần cận kề vượt cạn của mẹ bầu, do đó các chỉ số đặc biệt là chỉ số chiều dài xương đùi của bé cần được quan tâm. Dưới đây là chiều dài xương đùi (FL) tiêu chuẩn của một em bé phát triển bình thường ở tuần thứ 37 được cộng xê dịch 6 ngày:


FL tuần 37+0: 66-67mm, trung bình 70mm

FL tuần 37+1: 66-67mm, trung bình 70mm

FL tu

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
694
4
5
Xem thêm bình luận
Thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào?

Kích thước thai nhi 16 tuần

Trung bình ở giai đoạn này, em bé có kích thước giống như 1 quả bơ. Em bé có chiều dài khoảng 11,5cm và cân nặng khoảng 100g.


Tay chân


Thai nhi 16 tuần tuổi có sự phát triển lớn cả về kích thước lẫn tay chân. Lúc này, hệ xương của bé đã chắc chắn và trở nên dài hơn, thậm chí móng tay cũng bắt đầu mọc. Bé có thể xoay chuyển các khớp, một số bé có thể mút ngón tay cái.

Mắt

Bước sang tuần thứ 16, mắt em bé đã chuyển đến gần mặt và bắt đầu hoạt động từ bên này sang bên kia. Tuy nhiên, mí mắt của thai nhi 16 tuần vẫn còn nhắm.


Tai

Các bộ phận cơ thể của thai nhi 16 tuần hoàn thiện dần, đặc biệt là tai. Ở giai đoạn này, tai của bé đã về đúng vị trí và đã bắt đầu cảm nhận được âm thanh của mẹ.


Biểu cảm

Ắt hẳn nếu đi siêu âm thai, hầu hết các mẹ mang thai 16 tuần có thể bắt gặp con yêu đang cười, hay thậm chí đang ngáp ngủ. Đây cũng là dấu hiệu phát triển thai nhi

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
4
4
Xem thêm bình luận
Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần

Hình ảnh siêu âm 4D 20-22 tuần

Ở tuần 20-22, thai nhi đã lớn và phát triển khá hoàn thiện ở những bộ phận quan trọng như tay chân, vị giác, xúc giác, não bộ, lá lách, cơ quan sinh dục. Mẹ có thể cảm nhận sự thay đổi rõ rệt bé ở giai đoạn này so với giai đoạn 12-14 tuần qua một số hình ảnh siêu âm 4D dưới đây.


Thai nhi 22 tuần tuổi đã chính thức có được hình dáng của một em bé sơ sinh thu nhỏ với đầy đủ các bộ phận chân, tay, đầu , mũi, miệng…

Trọng lượng của em bé 22 tuần tuổi khoảng 430g, chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 26,7cm

Thai nhi 20 tuần tuổi biết đạp, huých, vặn mình và nhào lộn

Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần 
Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần 
Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần 
Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1095
8
5
Xem thêm bình luận
Tìm hiểu về bầu tháng thứ 4 bụng đã to chưa

Mang thai tháng thứ 4 bụng đã to chưa?


Nếu sức khỏe bình thường, khi mang thai tháng thứ 4 thì mẹ bầu sẽ tăng từ 2.5 đến 3kg.


Vào thời điểm này tử cung đã lớn để đáp ứng kích thước của thai nhi. Kích thước tử cung đã vượt ra ngoài xương chậu và lộ hẳn ra ngoài. Tất nhiên là kích thước bụng bầu còn tùy thuộc cơ địa mỗi người, các mẹ mang thai lần đầu, hoặc cơ thể gầy thường có bụng nhỏ hơn so với các mẹ mang thai lần sau hoặc có cơ thể mập.




Một điểm dễ nhận ra nữa là đường nâu (linea nigra), đây là đường chỉ xuất hiện trên bụng bầu và càng ngày càng đậm. Đường chỉ này sẽ mờ dẫn và hết sau khi bé được sinh và cai sữa mẹ.




Bụng bầu tháng thứ 4 chưa quá to nhưng đã rất dễ nhận ra, thường nhô hẳn ra phía trước.


Ngực của mẹ bầu cũng bắt đầu phát triển, có hiện tượng ra sữa non, mẹ bầu cần ghi nhớ để không lo lắng khi cơ thể thay đổi.



... Xem thêm
Tìm hiểu về bầu tháng thứ 4 bụng đã to chưaTìm hiểu về bầu tháng thứ 4 bụng đã to chưa
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7301
12
10
Xem thêm bình luận
Bà bầu nôn ra dịch vàng đắng có sao không?

Nôn nghén là hiện tượng bình thường khi mang thai, thế nhưng một vài trường hợp bà bầu không chỉ nôn nghén mà còn nôn ra dịch vàng có vị đắng. Điều này làm các bà bầu vô cùng lo lắng, không biết hiện tượng này có nguy hiểm hay không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không?


Theo nghiên cứu, dịch vàng nôn ra là trong dịch có mật, điều này chứng tỏ là người bệnh đã nôn nhiều, nôn sạch những thức có trong bụng ra ngoài. Việc nôn ra dịch mật trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân từ thai thành, đến viêm dạ dày, viêm tụy, thậm chí là viêm ruột,…


Thông thường, khi mang thai các bà bầu sẽ nôn ra dịch vàng đắng vào buổi sáng, lúc tiến hành vệ sinh cá nhân. Bởi vì vào buổi sáng việc chưa ăn uống gì mà bà bầu nôn khan sẽ khiến dạ dày bị kích thích, đẩy dịch vàng chứa mật lên. Với người bình thường thì hiện tượng này không nguy hiểm, thế nhưng với những mẹ bầu có nền bệnh lý về dạ dày, tá tràng thì nên cẩn thận vì nếu kéo dài thường xuyên có thể làm ảnh hưở

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
37597
25
52
Xem thêm bình luận
NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TRƯỞNG THÀNH PHỔI

Bên cạnh những lợi ích, tác dụng kể trên thì việc sử dụng loại thuốc trưởng thành phổi cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:


ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THẦN KINH CỦA THAI PHỤ

Nữ giới mang thai tiêm loại thuốc này có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, tính khí thay đổi thất thường. Loại thuốc này có tác động vào các tế bào thần kinh nên sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều các cơ quan trong cơ thể thai phụ.


GIẢM KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA THAI PHỤ

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Sử dụng thuốc trưởng thành phổi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sau sinh…

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TRONG MÁU, GIẢM HUYẾT ÁP

Tác dụng phụ của thuốc trưởng thành phổi này có thể kéo dài khoảng 5 ngày. Vì thế trước khi tiêm, mẹ bầu cần kiểm tra chỉ số đường huyết. Tránh tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát, làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là những mẹ bầu bị tiểu đường trong thai

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2817
5
4
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Mang Thai để được bác sĩ giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí, cùng chia sẻ hành trình mang thai của ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
3 lợi ích cho sức khoẻ từ hạt hướng dương  

72

162

avatar
Góc hỏi đáp lần đầu tiên làm mẹ

55

110

avatar
Góc xin vía 

15

22

avatar
Chăm sóc sức khoẻ sau sảy thai

9

19

avatar
Những dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cungMang

12

15

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo