backup og meta

Mách bạn 5 dấu hiệu tới tháng thường gặp mà chị em nên biết

Mách bạn 5 dấu hiệu tới tháng thường gặp mà chị em nên biết

Những dấu hiệu tới tháng (hay dấu hiệu sắp có kinh) xuất hiện đôi khi làm cho chị em nhầm tưởng sức khỏe đang gặp phải vấn đề bất thường nên sinh ra lo lắng. Vì thế, chị em phụ nữ cần hiểu rõ những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ để không cảm thấy lo lắng quá mức nữa nhé.

Là con gái, cứ mỗi kỳ “đèn đỏ” là cơ thể thường hay nhức mỏi, đau lưng, đau ngực… gây mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu sắp đến tháng thường thấy, bạn cũng nên lưu ý những dấu hiệu tới tháng khác để không phải quá lo lắng về sức khỏe của mình.

Những triệu chứng xuất hiện trước kỳ kinh, hay còn gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, là những triệu chứng sắp có kinh thường thấy trước một vài ngày hoặc vào ngày đầu tiên của kinh nguyệt và thường có tính chất lặp lại theo chu kỳ. Nữ giới khi sắp đến kỳ kinh thường sẽ xuất hiện 7 dấu hiệu phổ biến sau:

1. Dấu hiệu có kinh biểu hiện ở hệ tiêu hóa

Biểu hiện sắp có kinh của rất nhiều chị em là bị đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, thậm chí là buồn nôn trong những ngày trước đó. Bên cạnh đó, dấu hiệu kinh nguyệt cũng khiến nữ giới thường thèm ăn hơn bình thường và điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt như tăng cân, đầy bụng… Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ thường được gọi là đau bụng kinh.

2. Rối loạn cảm xúc: Dấu hiệu sắp có kinh

dấu hiệu tới tháng gây rối loạn cảm xúc

Hiện tượng con gái đến tháng là gì hay con gái khi đến tháng thường có biểu hiện gì? Khi kỳ hành kinh sắp bắt đầu, những thay đổi về cảm xúc thường diễn ra rất rõ rệt. Nữ giới trở nên nhạy cảm hơn, dễ tức giận, cáu kỉnh, chán nản, buồn vui thất thường. Trước kỳ hành kinh, việc các nàng cảm thấy lo lắng, khó ngủ, khó tập trung vào việc học tập cũng như công việc khác… cũng là những biểu hiện sắp có kinh thường thấy.

3. Da nhờn và nổi mụn: Nhận diện triệu chứng tới tháng qua làn da

Dấu hiệu tới tháng của con gái thường khiến da của cô ấy dễ nổi mụn hơn. Lúc này, lượng hormone đang có sự thay đổi dẫn đến cơ thể tăng lượng chất nhờn tiết ra hình thành nên mụn trứng cá. Tuy nhiên, những mụn này chỉ xuất hiện trong giai đoạn có kinh nguyệt, khác với nổi mụn khi dậy thì.

4. Dấu hiệu tới tháng của con gái: Đau ngực

Khi xuất hiện dấu hiệu gần có kinh, chị em sẽ thấy cơ thể, đặc biệt là vùng ngực có những biểu hiện căng tức. Kích cỡ của ngực sẽ to hơn so với những ngày bình thường và kèm theo cảm giác căng cứng, đặc biệt là vùng núm ti. Trong những ngày này, bạn cần chú ý mặc áo ngực rộng hơn một chút để giúp vòng một thoải mái hơn.

Tuy nhiên, biểu hiện căng tức ngực cũng có thể phản ánh cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin E. Vì thế, bạn cũng nên bổ sung vitamin E cho cơ thể vào những ngày hành kinh.

5. Lượng khí hư tăng lên cũng là dấu hiệu sắp có kinh

dấu hiệu sắp tới tháng

Trước khi có kinh, do lượng nội tiết tố bị biến đổi, chất nhầy ở tử cung tăng lên nhanh chóng khiến lượng khí hư tiết ra nhiều hơn. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy vùng kín ẩm ướt hơn bình thường.

Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức lưu ý sự khác nhau giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý. Nếu khí hư có những dấu hiệu bất thường về màu sắc và có mùi hôi thì đó là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa, bạn cần phải đi khám chữa ngay vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai.

Hãy đọc thêm: Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

6. Dấu hiệu tới tháng: Khó ngủ, mất ngủ

Dấu hiệu chuẩn bị có kinh dễ nhận thấy là bạn thường khó ngủ hoặc mất ngủ trước khi hành kinh vài ngày. Một tuần trước khi tới kỳ nguyệt san, bạn bắt đầu bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Triệu chứng này có thể do bạn đang thiếu chất tryptophan. Việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều tryptophan như thịt bò, thịt gà tây… có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách nhanh chóng hơn.

7. Một số dấu hiệu tới tháng khác

Theo các chuyên gia, nữ giới trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt cũng thường gặp phải những triệu chứng sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Bủn rủn tay chân.

Dấu hiệu tới tháng của mỗi người thường không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết triệu chứng sẽ tự động thuyên giảm hoặc biến mất khi kỳ hành kinh diễn ra. Hello Bacsi hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết rõ hơn về các dấu hiệu sắp có kinh để khỏi lo lắng nữa nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Premenstrual syndrome (PMS)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premenstrual-syndrome/symptoms-causes/syc-20376780 Ngày truy cập 31/5/2022

Premenstrual Syndrome

https://medlineplus.gov/premenstrualsyndrome.html Ngày truy cập 31/5/2022

Premenstrual dysphoric disorder (PMDD)

https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/premenstrual-syndrome/premenstrual-dysphoric-disorder-pmdd Ngày truy cập 31/5/2022

Premenstrual Dysphoric Disorder (PMDD)

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9132-premenstrual-dysphoric-disorder-pmdd  Ngày truy cập 31/5/2022

Premenstrual Dysphoric Disorder (PMDD)

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/premenstrual-dysphoric-disorder-pmdd  Ngày truy cập 31/5/2022

Phiên bản hiện tại

31/05/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

9 nguyên tắc vàng để giảm cân an toàn bạn nên nắm rõ

Chuyện chăn gối: Nên nói gì trước, trong và sau khi "yêu"?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 31/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo