backup og meta

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi và những thay đổi của mẹ bầu

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi và những thay đổi của mẹ bầu

Có không ít chị em phát hiện ra rằng mình đã có thai được khoảng 5 tuần khi nhận thấy bản thân bị trễ kinh và hơi khó chịu. Vậy thai nhi 5 tuần tuổi phát triển như thế nào, thai nhi 5 tuần đã có tim thai chưa, điều kỳ diệu gì đang diễn ra trong cơ thể bạn? 

Với thai nhi 5 tuần tuổi, hệ thần kinh của bé đang phát triển, não và tủy sống đang hình thành. Trái tim của con đang bắt đầu hình thành và thường sẽ đập lần đầu tiên trong khoảng thời gian này. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi nhé!

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

thai nhi 5 tuần tuổi
Hình siêu âm thai nhi 5 tuần tuổi

1. Thai nhi 5 tuần có chiều dài bao nhiêu?

  • Thai nhi 5 tuần tuổi có kích thước bằng hạt mè, dài khoảng 2mm, trông giống như một chú nòng nọc nhỏ và chưa có hình dạng của một em bé.

2. Não bộ và tim thai đang phát triển

  • Ở thời điểm này, phôi thai 5 tuần đã chứa một khối lượng tế bào khá lớn. Các ống thần kinh sẽ tạo thành tủy sống chạy dọc theo phôi thai và tạo nên não bộ, phần phình ra ở trung tâm phôi thai sẽ phát triển thành trái tim của thai nhi.

3. Dây rốn và nhau thai dần hình thành

  • Lúc này, thai nhi đã có một số mạch máu và một chuỗi các mạch máu này sẽ tạo thành dây rốn. Dây rốn có nhiệm vụ cung cấp mọi thứ mà thai nhi cần thông qua nhau thai.
  • Lúc này, nhau thai cùng màng nhau có hình dạng như ngón tay cũng đang bắt đầu phát triển để nuôi dưỡng bé trong suốt thai kỳ thông qua việc cung cấp dinh dưỡng và oxy.

Sự phát triển của thai nhi tuần 5 tuổi

  • Kích thước và hình dạng: Thai nhi 5 tuần tuổi có kích thước bằng hạt mè khoảng 2mm.
  • Não bộ và tim thai phát triển: Khối lượng lớn tế bào tạo thành tuỷ sống, não bộ và trái tim.
  • Dây rốn và nhau thai dần hình thành: Một chuỗi các mạch máu này sẽ tạo thành dây rốn. Nhau thai cùng màng nhau có hình dạng như ngón tay cũng đang bắt đầu phát triển.

Cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi như thế nào?

1. Tâm trạng thay đổi thất thường

  • Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, tâm trạng của bạn thường xuyên thay đổi thất thường. Bạn có thể cảm thấy phấn chấn, chán nản, giận dữ, vui vẻ để rồi cảm thấy vô cùng bất an.
  • Sự gia tăng nồng độ hormone trong thai kỳ chính là nguyên nhân khiến cho cảm xúc của bạn thay đổi liên tục. Hơn nữa, bạn đang mang thai ở giai đoạn đầu và đây là một bước ngoặt to lớn trong cuộc sống.
  • Tâm trạng hay thay đổi thường diễn ra mạnh mẽ nhất vào tháng thứ hai mang thai và đôi khi hiện tượng này sẽ quay trở lại vào những tháng cuối của thai kỳ.
  • Song, bạn cũng có thể  bị trầm cảm trong khi mang thai do sự thay đổi hormone. Nếu trong suốt quá trình phát triển của thai nhi, bạn cảm thấy chán nản trong hơn 2 tuần liên tục thì cần khi khám tâm lý ngay.

2. Khi thai nhi 5 tuần tuổi thì mẹ bầu cần lưu ý những gì?

  • Việc duy trì tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe để chịu được cân nặng tăng thêm sau này của thai nhi và của chính bạn.
  • Ngoài ra, thói quen tập thể dục còn có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau nhức trong thai kỳ, giảm stress và chuẩn bị thể trạng tốt cho mẹ trước khi sinh.

Những sự thay đổi đối với mẹ bầu

  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Nồng độ hormone thai kỳ tăng cao gây ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong thai kỳ.
  • Lưu ý về rèn luyện thể chất: Bạn cần duy trì việc tập luyện để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa đau nhức, giảm stress,…

Lời khuyên của bác sĩ khi thai nhi 5 tuần tuổi

1. Khám thai càng sớm và xin tư vấn của bác sĩ về loại thuốc đang dùng

  • Những tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn cần phải đi sắp xếp thời gian đi khám thai ngay khi có kết quả thử thai 2 vạch hoặc nghi ngờ đang có thai.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng (nếu có). Rất nhiều loại thuốc, kể cả một số loại tưởng chừng rất an toàn và không cần kê đơn, lại không hề an toàn cho thai kỳ.
  • Nếu đang uống thuốc điều trị bệnh mạn tính, mẹ không nên dừng uống ngay. Hãy đi khám và trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu những loại thuốc nào an toàn, kể cả thực phẩm bổ sung và các loại thảo mộc.

2. Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra thể chất. Việc này bao gồm:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao, đo huyết áp cũng như kiểm tra tổng quát sức khỏe.
  • Khám phụ khoa cũng là một phần quan trọng trong quá trình kiểm tra khi thai nhi 5 tuần tuổi. Khi kiểm tra âm đạo, bác sĩ sẽ dùng kẹp mỏ vịt để nhìn rõ cổ tử cungđộ mở tử cung, giúp xác định khoảng thời gian mà bạn mang thai.

mang thai 5 tuần và sức khỏe mẹ bầu

 3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cần lưu ý

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Tránh xa các chất gây nghiện: Hãy tránh hút thuốc lá (kể cả thuốc lá thụ động), uống bia rượu và các chất kích thích khác. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề như sinh non, nhẹ cân, sảy thai…
  • Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ: Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu cần nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ. Bạn có thể thư giãn bằng những hoạt động nhẹ nhàng.

Ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ

  • Khám thai sớm và xin tư vấn của bác sĩ về loại thuốc đang dùng: Khám thai sớm để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi. Song, bạn cũng cần xin tư vấn của bác sĩ về loại thuốc đang dùng để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi 5 tuần tuổi.
  • Thực hiện một số xét nghiệm: Bạn cần thực hiện một số xét nghiệm khi khám thai như kiểm tra sức khỏe, huyết áp, khám phụ khoa,…
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Bạn nên bổ sung axit folic, vitamin và khoáng chất, không nên ăn thực phẩm còn sống hoặc chưa tiệt trùng, không dùng các chất kích thích và dành thời gian nghỉ ngơi.

Những câu hỏi liên quan đến thai kỳ tuần thứ 5

1. Thai nhi 5 tuần tuổi có tim thai chưa?

Thông thường, khoảng 5.5 tuần của thai kỳ thì mới có thể nhận biết được tim thai. Do đó, nếu bạn đi khám thai quá sớm thì có thể không nghe được tim thai.

2. Dấu hiệu thai nhi 5 tuần phát triển bình thường

Dấu hiệu thai nhi 5 tuần tuổi phát triển bình thường:

3. Dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu

Các dấu hiệu sảy thai 5 tuần tuổi:

4. Mẹ bầu ra dịch nâu khi mang thai 5 tuần có sao không?

Tuỳ vào từng trường hợp mà việc ra dịch nâu khi mang thai 5 tuần được chẩn đoán là có nguy hiểm hay không. Bởi vì, đây là có thể là do các nguyên nhân sau:

Tốt nhất, khi thấy xuất hiện dịch nâu khi mang thai thì bạn hãy đi khám sức khoẻ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân nhé.

5. Thai nhi 5 tuần tuổi chưa có phôi có sao không?

Nếu khi đi siêu âm vào tuần thứ 5 của thai kỳ mà không có phôi thai thì bạn đừng quá lo lắng. Vì lúc này, phôi thai chỉ có kích thước rất nhỏ khoảng 2mm nên rất khó thấy.

Hello Bacsi hy vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã nắm rõ được sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi và những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu. Từ đó sẽ chăm sóc thai kỳ tốt hơn.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Quốc tế Dolife. Hoạt động từ năm 2019, bệnh viện theo mô hình khách sạn 5 sao, trang thiết bị y tế chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước… mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Pregnancy at week 5

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-5

Ngày truy cập 21/9/2023

2. Pregnancy week 5

https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/first-trimester/pregnancy-week-5

Ngày truy cập 21/11/2022

3. Week 5 – your 1st trimester

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-5/#anchor-tabs

Ngày truy cập 21/11/2022

4. Pregnancy Calendar – week 5 

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week5.html

Ngày truy cập 06/06/2015.

5. Early Pregnancy and Miscarriage Center

https://health.ucdavis.edu/obgyn/specialties/family-planning/early-pregnancy-miscarriage/signs-early-miscarriage

Ngày truy cập 09/09/2024

6. Early Fetal Development

Early Fetal Development

Ngày truy cập 09/09/2024

Phiên bản hiện tại

29/10/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Thai 8 tuần: Bé phát triển như thế nào? Mẹ bầu cần chú ý gì khi siêu âm?

Thai 7 tuần phát triển như thế nào và cơ thể của mẹ bầu thay đổi ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bệnh viện Quốc tế Dolife

Đa khoa · Bệnh viện Quốc tế Dolife


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 4 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo