Mang thai hai tháng là lúc các triệu chứng thai kỳ trở nên rõ rệt. Mẹ sẽ cảm nhận rõ nét hơn sự hiện diện của bé cưng, cùng với đó là những nỗi hoang mang mỗi khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Mang thai hai tháng là lúc các triệu chứng thai kỳ trở nên rõ rệt. Mẹ sẽ cảm nhận rõ nét hơn sự hiện diện của bé cưng, cùng với đó là những nỗi hoang mang mỗi khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Theo khảo sát, phần lớn các mẹ bầu đều chia sẻ đến tháng thứ 2, họ mới nhận thấy rõ các triệu chứng thai kỳ. Các triệu chứng khi mang thai tháng thứ 2 có thể khiến bạn hoang mang, mệt mỏi nhưng đừng sợ hãi.
Giai đoạn này rồi cũng sẽ qua đi rất nhanh và bạn sẽ sớm vỡ òa trong sự hạnh phúc khi được ôm bé cưng trong vòng tay của mình. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để biết bầu 2 tháng có biểu hiện gì nhé.
Khi bầu 2 tháng, mẹ sẽ gặp phải 7 dấu hiệu có thai 2 tháng sau:
Nói đến hình ảnh bụng bầu 2 tháng thì có rất nhiều băn khoăn. Cụ thể, nhiều mẹ thắc mắc mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa? Bụng bầu 2 tháng to như thế nào? Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm?
Nhìn chung thai 2 tháng tuổi đã thành hình và đang phát triển rất nhanh, do đó, bụng bầu của mẹ cũng ít nhiều lộ diện. Tuy nhiên, thai 2 tháng tuổi có thấy bụng hay không, bụng bầu 2 tháng to như thế nào thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
Có thể bạn quan tâm: Có thai mấy tháng thì bụng to? Bật mí cụ thể thời điểm mẹ “lộ bụng”
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nguy hiểm với nguy cơ sảy thai cao. Do đó, 3 vấn đề sau khi thai 2 tháng tuổi có thể khiến mẹ cảm thấy rất lo lắng:
Có đến 90% mẹ bầu đau bụng khi mang thai hai tháng. Thế nhưng, đa phần tình trạng này là bình thường nên mẹ không cần quá lo. “Thủ phạm” gây đau bụng khi bầu 2 tháng có thể là do rối loạn tiêu hóa, ốm nghén hoặc do tử cung đang to ra hoặc đơn giản là do mẹ ho khiến vùng bụng bị co thắt.
Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dữ dội, đau âm ỉ, đau quặn và đi kèm với các triệu chứng như xuất huyết âm đạo, mệt mỏi, chóng mặt, suy kiệt… thì mẹ nên đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc dấu hiệu sảy thai.
Cũng như đau bụng, đau bụng dưới cũng là triệu chứng khiến mẹ bầu hết sức lo lắng. Nguyên nhân cũng là do tử cung phát triển, khiến mẹ có cảm giác bụng dưới hơi có áp lực hoặc hơi bị căng giống như bị đau bụng kinh hàng tháng. Triệu chứng này không chỉ xuất hiện khi thai nhi 2 tháng tuổi mà còn có thể gặp phải ở những tháng tiếp theo.
Khi đi khám thai, mẹ vẫn nên hỏi bác sĩ về triệu chứng mang thai 2 tháng này dù chỉ bị nhẹ. Bởi đôi lúc, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoặc nếu diễn ra dai dẳng, dữ dội, cơn đau chỉ tập trung ở một bên hoặc đi kèm với xuất huyết âm đạo, mẹ cũng nên đi khám bởi nhiều khả năng là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Đau lưng ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng rất thường gặp và đa phần thường là cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự hiện diện của bé, do thay đổi nội tiết tố hoặc đơn giản là do ốm nghén khiến cơ thể mất cân bằng, gây đau lưng. Ngoài ra, thai nhi phát triển cũng có thể gây áp lực lên vùng lưng, cột sống, khiến dây chằng giãn ra.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vận động nhẹ nhàng, chườm nước ấm hoặc massage vùng lưng để giảm đau. Nếu đau lưng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc đi kèm với các triệu chứng như sốt, xuất huyết âm đạo hoặc đi tiểu nhiều, bạn nên đi khám.
Thai 2 tháng tuổi đã hình thành chưa? Ở giai đoạn thai 2 tháng tuổi, khi siêu âm, bạn sẽ thấy hình ảnh thai nhi 2 tháng tuổi đã giống hình hài một con người hơn. Sự tăng trưởng của bé ở giai đoạn này diễn ra nhanh gấp 10.000 lần so với tháng đầu tiên. Các đặc điểm của khuôn mặt, bao gồm mắt, mũi, tai bắt đầu xuất hiện.
Bác sĩ có thể cho bạn nghe nhịp tim của bé vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong thời gian này, bộ phận sinh dục và tay chân cũng dần hình thành dù vẫn chưa rõ nét. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể cũng đã bắt đầu phát triển.
Tháng thứ 2 của thai kỳ, bạn nên ăn càng nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng càng tốt. Trong thực đơn mỗi ngày khi thai 2 tháng tuổi, bạn nên kết hợp đầy đủ các loại thực phẩm như rau, trái cây, thực phẩm giàu chất lỏng, ngũ cốc, các loại thịt.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu các dưỡng chất như canxi, axit folic, kẽm, sắt, iốt và vitamin D. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên uống thêm các loại vitamin bổ sung để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Để dễ dàng vượt qua giai đoạn bầu 2 tháng, bạn có thể thử một số bí quyết sau:
Có thể bạn quan tâm: Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng
Mặc dù không tự mình mang thai nhưng người chồng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp vợ đối phó với những thay đổi và nhu cầu của cơ thể trong thời gian mang thai. Những tháng đầu thật sự là thử thách cho cả hai.
Là người chồng, người cha tương lai, bạn hãy đảm bảo vợ mình được ăn uống khoa học, cân bằng và khỏe mạnh khi mang thai 2 tháng đầu. Bạn có thể hỗ trợ vợ bằng cách tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt cho bà bầu và tự tay chế biến thành những món ăn ngon.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách để người phụ nữ của mình cảm thấy được yêu thương, hỗ trợ. Sự yêu thương, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ là điều cần thiết cho thai nhi 2 tháng tuổi đang phát triển trong bụng mẹ.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!