Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn nghĩ mình đang mang thai và có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Cơ thể mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau nên hãy báo với bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán và điều trị tốt nhất phù hợp cho từng trường hợp.
2. Mang thai ngoài tử cung thử que có lên 2 vạch không?

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc dấu hiệu thai ngoài tử cung thì nhiều chị em cũng băn khoăn về việc thai ngoài tử cung thử que có lên 2 vạch không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Que thử thai hoạt động dựa trên việc phát hiện nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) có trong nước tiểu, không phụ thuộc vào vị trí phôi thai làm tổ. Do đó, nếu bạn có thai dù thai trong hay ngoài tử cung sẽ đồng nghĩa với việc trong nước tiểu có chứa hormone hCG. Do đó, việc dùng que thử thai vẫn lên 2 vạch.
Việc làm cần thiết ngay sau khi biết mình có thai, người phụ nữ cần phải đi siêu âm để kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa, nếu tuần thai chưa đủ để vào tử cung, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám trong khoảng 1 – 2 tuần tới. Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ can thiệp bằng biện pháp siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định được chính xác vị trí của túi thai.
3. Thai ngoài tử cung có thường gặp không?
Thực tế, tình trạng chửa ngoài dạ con là khá phổ biến. Theo các chuyên gia ước tính, khoảng 50 trường hợp mang thai thì sẽ có một trường hợp rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên, các chị em có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây rủi ro. Do đó, trước khi mang thai, bạn có thể đi khám iền sản được được bác sĩ tư vấn những thông tin hữu ích.
Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Nguyên nhân chửa ngoài dạ con
Tình trạng mang thai ngoài tử cung là do trứng đã thụ tinh “bị mắc kẹt” trên đường tới tử cung, thường là do ống dẫn trứng bị tổn thương vì viêm, sẹo dính do tiền sử bệnh viêm nhiễm phụ khoa do chlamydia và bệnh lậu. Sự mất cân bằng nội tiết hoặc sự phát triển bất bình thường của trứng thụ tinh cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung?
Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì, các chị em phụ nữ cũng quan tâm đến việc các yếu tố làm gia tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con. Việc nắm rõ các yếu tố nguy cơ, từ đó biết cách phòng ngừa có thể giúp các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung, chẳng hạn như:
- Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu
- Mắc bệnh viêm vòi tử cung hoặc viêm khung chậu
- Mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng
- Sẹo do lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu
- Đã từng mang thai ngoài tử cung
- Từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng thất bại (phẫu thuật triệt sản)
- Dùng các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Hút thuốc trước khi mang thai
- Mẹ của sản phụ từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!