backup og meta
Chuyên mục

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Thắt ống dẫn trứng vẫn có thai là do đâu? Đừng bỏ qua bài viết này!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 31/07/2021

    Thắt ống dẫn trứng vẫn có thai là do đâu? Đừng bỏ qua bài viết này!

    Mặc dù thắt ống dẫn trứng đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa khả năng thụ thai, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp có thai sau khi đã thực hiện phương pháp này.

    Chị Thanh Hà (36 tuổi) đã áp dụng thủ thuật thắt ống dẫn trứng và an tâm rằng mình sẽ không mang thai nữa. Vậy mà cách đây mấy tháng, chị có dấu hiệu thai nghén. Lấy làm lạ, chị đã mua que về thử thai và kết quả là hai vạch. Chị hoang mang quá nên đến bác sĩ khám để kiểm tra chắc chắn. Kết quả, bác sĩ xác định chị đang mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách triệt sản nữ có ảnh hưởng gì đến cơ thể không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu lý do, nguy cơ và lời giải đáp cho câu hỏi có nên thắt ống dẫn trứng không nhé!

    Thắt ống dẫn trứng là gì?

    Thắt ống dẫn trứng là một lựa chọn cho những phụ nữ không muốn sinh thêm con nữa. Đây là phương pháp triệt sản dành cho nữ. Nhưng liệu triệt sản nữ có ảnh hưởng gì không? Thực tế, thủ thuật này liên quan đến việc thắt hoặc cắt các ống dẫn trứng, có tác dụng ngăn ngừa trứng phóng thích từ buồng trứng không di chuyển đến tử cung, nơi trứng có thể thụ tinh và làm tổ. Việc thực hiện thủ thuật triệt sản nữ này sẽ không ảnh hưởng gì nếu được bác sĩ có tay nghề thực hiện.

    Theo báo cáo, cứ mỗi 200 phụ nữ thực thắt ống dẫn trứng thì 1 người vẫn có thể có thai. Nhiều trường hợp cho thấy người từng thực hiện thủ thuật này có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng đã thụ tinh thay vì đi đến tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi thì lại bám vào ống dẫn trứng và phát triển tại đây. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và cần có biện pháp can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người mẹ.

    Nguy cơ của việc mang thai sau khi thắt ống dẫn trứng

    Liệu có nên thắt ống dẫn trứng không hay thắt ống dẫn trứng có thai được không hay thắt ống dẫn trứng rồi có thể có thai không… là những thắc mắc rất thường gặp. Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu quy trình và nguy cơ trước nhé!

    Khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật, vòi tử cung sẽ được thắt bằng cách buộc và cắt rời. Có thể thắt bằng cách đốt điện, sử dụng cặp kim loại, kẹp hay thắt bằng vòng. Tuy nhiên, nếu ống dẫn trứng phát triển trở lại và gắn liền với nhau thì bạn vẫn có khả năng thụ thai và mang thai một cách tự nhiên.

    Phụ nữ càng trẻ khả năng có con lại sau khi thực hiện thủ thuật càng cao. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mang thai sau thắt ống dẫn trứng là:

    • Phụ nữ dưới 28 tuổi: 5%
    • Phụ nữ từ 28 – 33 tuổi: 2%
    • Phụ nữ trên 34 tuổi: 1%

    Trường hợp của chị Hà, sau khi thực hiện thủ thuật triệt sản này một thời gian thì phát hiện mình có thai. Lý giải cho việc này là vì trứng đã thụ tinh có thể bám vào tử cung trước khi chị thực hiện thủ thuật. Do đó, nhiều phụ nữ chọn thắt ống dẫn trứng vào những thời điểm khả năng mang thai thấp chẳng hạn như ngay sau khi sinh hoặc ngay sau khi có kinh nguyệt.

    Dấu hiệu mang thai sau khi thắt ống dẫn trứng

    that-ong-dan-trung-van-co-the-mang-thai-hinh-anh

    Nếu ống dẫn trứng phát triển trở lại sau khi thắt, bạn có thể sẽ mang thai như lúc chưa thực hiện thủ thuật. Sau khi triệt sản bằng hình thức này, một số phụ nữ mong muốn nối các ống dẫn trứng với nhau để mang thai nhưng phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Các dấu hiệu mang thai sau khi thắt ống dẫn trứng cũng tương tự với các dấu hiệu có bầu hình thường, bao gồm:

    • Ngực nhạy cảm và sưng
    • Thèm ăn
    • Trễ kinh
    • Buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng
    • Mệt mỏi không biết nguyên nhân
    • Thường xuyên mắc tiểu.

    Nếu nghĩ rằng mình đang mang thai sau khi đã thắt ống dẫn trứng, bạn có thể sử dụng các biện pháp thử thai tại nhà cũng như đến phòng khám siêu âm để xác định chắc chắn.

    newsletter banner

    Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

    Nếu từng phẫu thuật vùng chậu hoặc thắt ống dẫn trứng trước đây, bạn có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Các triệu chứng liên quan đến thai ngoài tử cung ban đầu trông giống như một thai kỳ bình thường. Ví dụ, nếu bạn thử thai thì kết quả vẫn là dương tính (2 vạch). Tuy nhiên, nếu trứng đã thụ tinh không bám được vào nơi để phát triển thích hợp thì việc mang thai không thể tiếp tục mà phải tiến hành đình chỉ thai kỳ. Bên cạnh những triệu chứng điển hình, mang thai ngoài tử cung còn có những dấu hiệu như:

    • Đau bụng
    • Ra máu nhẹ ở âm đạo
    • Đau vùng xương chậu
    • Xương chậu có cảm giác bị đè nặng đặc biệt là khi bạn đang đi tiêu.

    Bạn không nên bỏ qua những triệu chứng trên vì thai ngoài tử cung có thể gây vỡ ống dẫn trứng, gây chảy máu bên trong dẫn đến ngất xỉu và sốc. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn đang trong tình trạng:

  • Có cảm giác muốn ngất xỉu
  • Đau dữ dội vùng xương chậu và dạ dày
  • Ra nhiều máu vùng âm đạo
  • Đau vai.
  • Cách xử lý khi thai ngoài tử cung

    Nếu bác sĩ xác định rằng thai nằm ngoài tử cung nhưng ở giai đoạn đầu, họ có thể kê toa một loại thuốc methotrexate cho bạn uống. Thuốc này nhằm ngăn không cho trứng đã thụ tinh phát triển thêm hoặc gây chảy máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hCG, hormone liên quan đến thai kỳ. Khi phương pháp trên không hiệu quả, bạn sẽ cần phẫu thuật để lấy mô thai ra. Bác sĩ sẽ cố gắng sửa lại ống dẫn trứng. Nếu không thể sửa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt ống dẫn trứng ra.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 31/07/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo