Cũng vì vậy mà không ít chị em bán tín bán nghi, không rõ là bản thân có thật sự đang mang bầu hay không. Chỉ cho đến khi siêu âm thấy em bé đang dần hình thành trong bụng thì các mẹ mới thật sự tin tưởng.
Ngoài ra, cũng có trường hợp, khi tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu, các dấu hiệu mang thai đã từng xuất hiện có thể biến mất, chẳng hạn như triệu chứng ốm nghén. Đừng quá lo lắng vì đây là điều bình thường, cho thấy sức khỏe mẹ bầu ổn định, thai nhi phát triển bình thường.
3. Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Các dấu hiệu mang thai đến muộn

Tình trạng không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai cũng có thể xảy ra ở những mẹ bầu đã mang thai được nhiều tuần. Điều này khiến không ít chị em hoang mang, lo lắng.
Thực tế, có thể do một số tác nhân đã khiến các dấu hiệu mang thai xuất hiện muộn hơn bình thường. Trong đó, khói thuốc lá chính là tác nhân điển hình lý giải tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai.
Các chuyên gia về sức khỏe đều nhận định, một số chất trong khói thuốc lá rất độc hại, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Việc phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động có thể khiến các triệu chứng thai kỳ đến muộn hoặc có thể xảy ra nhưng lại quá mờ nhạt, không đặc trưng.
4. Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Thai phụ có sức khỏe tốt
Trong khi nhiều bà bầu chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các triệu chứng thai kỳ, không ít thai phụ không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu mang thai nào trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên.
Thực tế, cơ địa và sức khỏe của phụ nữ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các triệu chứng thai kỳ. Điều này cũng lý giải vì sao những dấu hiệu mang thai lại khác nhau ở mỗi mẹ bầu.
Nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt, các triệu chứng như ốm nghén, táo bón… có thể không xuất hiện trong suốt 3 tháng đầu mang thai. Bên cạnh đó, nếu có cơ địa khỏe mạnh, thai phụ gần như không cảm thấy mệt mỏi trong thai kỳ.
Nếu bạn nằm trong trường hợp này thì xin chúc mừng bạn! Bạn có thể sẽ trải nghiệm 9 tháng 10 ngày mang thai trong vui vẻ và thoải mái. Chỉ cần đảm bảo “ăn ngon – ngủ kỹ”, giữ cho tinh thần luôn phấn chấn thì bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Lưu ý
Dù không bị ốm nghén, mệt mỏi trong thai kỳ, mẹ bầu vẫn cần khám thai đều đặn và chăm sóc sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đến khi bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng thai kỳ mới có thể xuất hiện bên cạnh việc mẹ bầu cảm nhận rõ sự lớn dần của thai nhi.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!