backup og meta

[Giải đáp] Phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì không?

[Giải đáp] Phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì không?

Cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì hay không là thắc mắc thường gặp của các chị em phụ nữ trước hoặc sau khi đã thực hiện thủ thuật này. Vậy cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì, cắt 1 bên vòi trứng có mang thai được không? Mời bạn cùng tìm hiểu với Hello Bacsi! 

Hiện nay, tình trạng các chị em phụ nữ mắc phải những bệnh phụ khoa ngày càng nhiều. Trong đó, có một số trường hợp phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ vòi trứng. Có thể nói điều này đã khiến cho rất nhiều người phải lo lắng, thắc mắc về việc cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì, cắt 1 bên vòi trứng có mang thai được không? 

Những trường hợp nào cần phải cắt 1 bên vòi trứng?

Vòi trứng hay ống dẫn trứng là một ống cơ rỗng có chiều dài khoảng từ 9 – 12 cm và là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Đây cũng là nơi tinh trùng và trứng thụ tinh sau đó di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Việc cắt 1 bên vòi trứng được coi như một phương pháp điều trị một số bệnh phụ khoa có liên quan khi việc dùng thuốc không thể can thiệp được. Bên cạnh đó, cuộc phẫu thuật này còn mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa ung thư buồng trứng cũng như giảm nguy cơ phát triển ung thư khi bạn có nguy cơ cao mắc ung thư. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng nếu bệnh nhân thuộc một trong các tình trạng sau:

  • Thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung là trường hợp xảy ra khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở một nơi nào đó mà không phải là ở bên trong tử cung. Thông thường những phôi thai này sẽ nằm trong vòi trứng. Khi đó, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bên vòi trứng mà phôi thai bám. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng vòi trứng bị vỡ cũng như chảy máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.
  • Điều trị ung thư: Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng để điều trị một số bệnh ung thư có liên quan, chẳng hạn như: ung thư tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. 
  • Các vấn đề sức khỏe phụ khoa khác: Lạc nội mạc tử cung trong ống dẫn trứng, ống dẫn trứng bị tắc hay nhiễm trùng nghiêm trọng…

Ngoài ra, việc cắt vòi trứng cũng có thể được tiến hành cho những phụ nữ trong tuổi sinh đẻ muốn tránh thai vĩnh viễn. Trường hợp, nhận thấy bạn có nguy cơ cơ phát triển ung thư buồng trứng cao, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu cắt bỏ vòi trứng như một biện pháp phòng ngừa.

Giải đáp thắc mắc: Phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì không? 

cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì

Cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì không hay cắt ống dẫn trứng có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là “có”. Phụ nữ sau khi tiến hành phẫu thuật cắt 1 bên buồng trứng có thể phải trải qua với các vấn đề sau:

1. Ảnh hưởng đến khả năng mang thai

Nhiều chị em băn khoăn về việc cắt 1 bên vòi trứng có mang thai được không? Trong trường hợp một vòi trứng đã bị cắt bỏ nhưng vòi trứng còn lại vẫn hoạt động tốt thì bạn hoàn toàn có thể thụ thai một cách tự nhiên. Mặc dù cơ hội mang thai có thể thấp hơn so với những người bình thường.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có nhiều phụ nữ có thể mang thai sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất sau khi phẫu thuật chính là bạn cần phải giữ cho tâm trạng thoải mái và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, việc duy trì các các thói quen lành mạnh và một lối sống khoa học cũng giúp bạn tăng khả năng đậu thai.

2. Cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì đến đời sống vợ chồng không?

Hormone sinh dục do tuyến yên và buồng trứng tiết ra, được xem là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục của người phụ nữ. Chính vì thế, việc phẫu thuật cắt bỏ 1 bên vòi trứng sẽ không ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng của bạn. Bởi vì, lúc này buồng trứng và tuyến yên vẫn đang hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng, chị em phải đợi một khoảng thời gian để hồi phục vết thương. Thường thì khoảng từ 2- 4 tuần mới có thể “sinh hoạt” bình thường trở lại.

Những rủi ro khi thực hiện phẫu thuật cắt vòi trứng

cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì

Cắt vòi trứng có ảnh hưởng gì không hay cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì không? Thực tế là giống như với hầu hết các cuộc phẫu thuật, việc cắt bỏ 1 bên vòi trứng cũng có những rủi ro như:

  • Vết thương bị chảy máu
  • Cơ thể có sự phản ứng lại với các thành phần của thuốc gây mê
  • Dịch âm đạo xuất hiện cục máu đông
  • Tổn thương các cơ quan và mô xung quanh
  • Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Do đó, sau ca phẫu thuật hoặc trong quá trình hồi phục, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và theo dõi nếu như bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những triệu chứng thường gặp ngay dưới đây:

  • Dịch âm đạo xuất hiện cục máu đông
  • Rò rỉ dịch hoặc mủ từ vết mổ
  • Đau vùng khung chậu
  • Sưng hoặc đau ở chân (đây là dấu hiệu của biến chứng tắc mạch sau phẫu thuật)
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đau khi đi vệ sinh.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một vài thông tin tổng quan về việc phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì hay không. Hy vọng có thể giải đáp được phần nào thắc mắc của chị em đối với vấn đề này.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Salpingectomy

https://www.healthdirect.gov.au/salpingectomy

Ngày truy cập: 28/11/2022

Salpingectomy

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/21879-salpingectomy

Ngày truy cập: 28/11/2022

Opportunistic Salpingectomy as a Strategy for Epithelial Ovarian Cancer Prevention
https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2019/04/opportunistic-salpingectomy-as-a-strategy-for-epithelial-ovarian-cancer-prevention

Ngày truy cập: 28/11/2022

Salpingectomy

https://www.healthdirect.gov.au/salpingectomy

Ngày truy cập: 28/11/2022

Salpingectomy

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/21879-salpingectomy

Ngày truy cập: 28/11/2022

Phiên bản hiện tại

25/01/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Tắc ống dẫn trứng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 25/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo