Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi · Ung thư - Ung bướu · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân đến khám bệnh vì bụng to và phát hiện ra khối u buồng trứng nặng vài kg trong ổ bụng.
Bản chất khối u buồng trứng rất đa dạng. Tùy theo độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt và đặc điểm hình thái học của khối u trên siêu âm mà bác sĩ phụ khoa sẽ quyết định những cách chữa u nang buồng trứng phù hợp dành cho bạn.
Bệnh u nang buồng trứng (Ovarian cysts) là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Nhiều người bệnh thường rất lo lắng không biết u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Thật ra, hầu hết các u nang buồng trứng này đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Nhiều phụ nữ có thể gặp u nang buồng trứng ở một số thời điểm nào đó trong đời. Phần lớn các nang buồng trứng là lành tính.
Các dạng u nang buồng trứng có thể bao gồm:
U nang buồng trứng ác tính (ung thư buồng trứng) rất hiếm. Chúng phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
Ở một số phụ nữ, buồng trứng tạo ra nhiều u nang nhỏ. Đây được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS có thể gây ra các vấn đề với buồng trứng và mang thai.
U nang buồng trứng khá phổ biến ở phụ nữ thuộc bất kỳ lứa tuổi nào. U nang ít khi xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.
Phần lớn các u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Thỉnh thoảng, có thể xuất hiện những dấu hiệu u nang buồng trứng như:
Nếu u nang vỡ, bệnh nhân có thể trải qua những cơn đau nghiêm trọng. Nếu u nang gây xoắn buồng trứng, bệnh nhân có thể bị đau bụng đi kèm buồn nôn hoặc nôn.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy đến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng u nang buồng trứng, đặc biệt khi bạn đau bụng, chậu đột ngột hoặc dữ dội; đau bụng kèm sốt và nôn ói.
Ngoài ra, cần đến thăm khám bác sĩ nếu bạn bị căng, tức bụng, phải đi tiểu nhiều lần, cảm thấy bị chèn ép vùng chậu, đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của u nang hoặc một tình trạng bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.
Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh u nang buồng trứng bao gồm:
Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh u nang buồng trứng nếu bạn có một trong các yếu tố sau:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng, bác sĩ có thể thực hiện khám vùng chậu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm để phát hiện chính xác khối u nang.
Một số u nang có thể tự biến mất sau vài tuần, do đó với những u nang nhỏ, thường bác sĩ sẽ không can thiệp ngay từ đầu mà sẽ theo dõi trong một thời gian ngắn, bạn có thể cần được tái khám sau 6 – 8 tuần để theo dõi khối u.
Các phương pháp khác có thể bao gồm chụp CT hoặc MRI.
Đối với một số loại u nang có những thay đổi đặc biệt về hình thái trên siêu âm hoặc tăng nhanh kích thước, bệnh nhân có thể phải làm các xét nghiệm khác như kiểm tra xem có thai hay không, đo nồng độ nội tiết buồng trứng xem có bất thường không, CA-125 để tầm soát có ung thư buồng trứng không.
Nếu u nang lớn hoặc kéo dài, hay nghi ngờ ung thư, bệnh nhân cần phải được phẫu thuật để có kết quả giải phẫu bệnh chính xác.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng. Khoảng 90% ca u nang buồng trứng ở những phụ nữ trẻ không phải ung thư và cần ít hoặc không cần tới phương pháp điều trị đặc biệt. U nang chức năng thường không cần điều trị, chúng thường tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần.
Nếu bạn bị u nang tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai dạng uống cho bạn. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ các u nang tái phát trong tương lai. Một điều cần lưu ý, các thuốc này sẽ không giúp làm giảm kích cỡ của khối u.
Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có:
Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh nhân cũng có thể cần được chỉ định điều trị.
Các u nang bì hoặc u nang tuyến của buồng trứng có thể lớn dần. Chúng có thể di chuyển và xoắn vặn gây thiếu máu nuôi, hoại tử và đau cấp tính có chỉ định mổ cấp cứu.
Đôi khi nang buồng trứng phát triển gây vỡ và xuất huyết, gây ra một tình trạng cấp cứu phải phẫu thuật.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng cách duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Phụ nữ trưởng thành nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Tuy tỷ lệ u buồng trứng là ung thư không nhiều, nhưng đây là loại ung thư có độ ác tính cao và thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm, chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm. Ngoài ra, khám phụ khoa định kỳ rất có lợi vì không chỉ tầm soát u buồng trứng mà còn kiểm tra luôn ung thư cổ tử cung và ung thư vú – vốn là những vị trí ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!