backup og meta

Mẹ mới sinh mổ ăn chuối được không? Cần lưu ý những gì?

Mẹ mới sinh mổ ăn chuối được không? Cần lưu ý những gì?

Sinh mổ ăn chuối được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, chuối mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cần phải ăn đúng cách thì mới mang lại hiệu quả.

Sinh con là một quá trình đầy gian nan, vất vả và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Đặc biệt, phụ nữ sinh mổ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn do dùng thuốc gây tê/gây mê hay thuốc kháng sinh, cơn đau từ vết mổ và thời gian phục hồi lâu hơn. Ngoài ra, phụ nữ sinh mổ cũng cần phải kiêng cữ kỹ hơn người sinh thường để tránh các tác động xấu tới vết mổ. Đối với phụ nữ sau sinh, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng. 

Chuối là một trong những loại trái cây tuyệt vời mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn uống sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng không biết sinh mổ ăn chuối được không? Bạn hãy đọc bài viết sau đây để biết đáp án nhé.

Thành phần dinh dưỡng trong chuối

Chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, bao gồm:

  • Calo
  • Carbohydrate
  • Chất xơ
  • Protein
  • Magie
  • Phốt pho
  • Kali
  • Selen
  • Choline
  • Vitamin C
  • Folate
  • Beta-carotene
  • Alpha-carotene

Do có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chuối thường được dùng trong chế độ giảm cân, người tập thể dục hoặc hồi phục sau phẫu thuật, người bị táo bón hoặc trầm cảm… 

Tìm hiểu thêm Ăn chuối có tác dụng gì: 10 lợi ích to lớn trong loại trái cây giá rẻ

Sinh mổ có ăn chuối được không?

sinh mổ ăn chuối được không

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh mổ vẫn có thể ăn chuối mỗi ngày. Loại trái cây nhiệt đới này có thể mang đến một số tác dụng tuyệt vời đối với người sau sinh mổ như: 

  • Chuối cung cấp nhiều kali – một khoáng chất quan trọng cho giai đoạn phục hồi và tốt cho sự phát triển của bé. Kali giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng và điện giải, đồng thời gửi các xung thần kinh quan trọng, giúp cơ co lại, giữ huyết áp ổn định và bình thường, giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ protein, chất béo và carbohydrate.
  • Vitamin A, C và kẽm có trong chuối đều là “chìa khóa” giúp sửa chữa da và mô dưới da, cũng như giữ cho hệ miễn dịch hoạt động tốt để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và chữa lành trực tiếp các vết thương.
  • Táo bón sau sinh là một tình trạng rất phổ biến. Nguyên nhân là do cơ thể phải mất một khoảng thời gian để quá trình nhu động ruột hoạt động lại bình thường. Vì vậy để giúp tình trạng táo bón không quá nặng, bạn cần bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết thông qua chế độ ăn uống. Chuối có chứa nhiều chất xơ và fructooligosaccharides – một chất quan trọng để nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, chuối còn giúp điều trị tiêu chảy, ợ nóng ở phụ nữ sau sinh.
  • Chuối chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt có chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh nhiễm trùng. 
  • Chuối giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Đối với phụ nữ sau sinh thường mất máu rất nhiều nên ăn chuối hàng ngày có thể giúp cơ thể mau hồi phục.
  • Chuối có chứa các enzyme giúp phân giải các chất thành những phân tử dễ hấp thụ hơn, làm cơ thể khỏe hơn. Loại trái cây này còn giúp giảm bớt căng thẳng, trầm cảm – một trong những nguyên nhân gây mất sữa.

Những lưu ý để giúp ăn chuối đúng cách dành cho mẹ sinh mổ

sinh mổ ăn chuối được không

Mẹ sinh mổ có được ăn chuối không? Câu trả lời là có, nhưng phải ăn đúng cách mới mang lại hiệu quả cho sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn ăn chuối đúng cách:

  • Bạn nên chọn mua chuối chín vừa tới, to tròn và không giập. Hãy lưu ý rằng chuối chín tự nhiên thường màu vỏ sẽ không đều và có thể có đốm đen. Nếu bạn thấy chuối chín vàng đều, vỏ đẹp mịn nhưng cuống còn xanh thì có thể chuối đã bị tẩm hóa chất.
  • Không cất chuối ở tủ lạnh hoặc ngăn đá vì sẽ khiến chuối bị giập, chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ thường.
  • Chỉ ăn chuối đã chín vì lúc này hàm lượng các chất chống oxy hóa và chống ung thư cao nhất.
  • Không nên ăn quá nhiều chuối trong ngày vì có thể gây đau đầu và ức chế hệ thần kinh. Tốt nhất, mẹ mới sinh chỉ nên ăn 2 quả vào buổi sáng và trưa, không ăn chuối vào buổi tối.
  • Không nên ăn chuối lúc đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, tốt nhất nên ăn sau bữa chính khoảng 1-2 giờ. 

Mẹ sinh mổ nên ăn hay tránh ăn những thực phẩm nào? 

Ngoài những điều cần kiêng cữ sau sinh mổ để cơ thể nhanh phục hồi thì trong chế độ ăn uống, mẹ mới sinh mổ cần lưu ý các điều sau:

Những thực phẩm nên tránh sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, bạn nên tránh những thực phẩm có thể gây táo bón như:

  • Nước uống có ga, đậu xanh và các loại rau như súp lơ, khoai tây… vì chúng có thể làm căng ruột.
  • Đồ chiên và cay.
  • Thức ăn nguội và chưa nấu chín.
  • Thức ăn nhanh như hamburger, khoai tây chiên…
  • Đồ uống có cồn như bia rượu.

Những thực phẩm nên ăn sau sinh mổ

Bên cạnh chuối, phụ nữ sau sinh mổ cũng cần bổ sung những loại thực phẩm/đồ uống sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin: Các dưỡng chất này giúp sửa chữa các mô bị tổn thương bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen. Chúng cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu protein, khoáng chất và canxi: Đây là các dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy quá trình xây dựng tế bào và giúp xương chắc khỏe. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ uống từ đậu nành. Các loại trái cây như kiwi, nho, chuối, việt quất, xoài, đào, lê… có hàm lượng khoáng chất cao.
  • Thức ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng cho mẹ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ. 
  • ‍Thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, súp để không ảnh hưởng đến nhu động ruột đang hồi phục. 
  • Chất lỏng: Việc bổ sung đủ lượng chất lỏng cho cơ thể từ nước, sinh tố, trà thảo mộc và nước trái cây… có thể giúp mẹ mới sinh đi tiêu dễ dàng. Mẹ sau sinh nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày để ngừa táo bón.

Hello Bacsi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “sinh mổ ăn chuối được không?”, biết cách chọn thực phẩm nên ăn hay nên tránh để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Chúc bạn mau hồi phục!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nutrition and Diet After Cesarean Birth. https://www.healthpages.org/health-a-z/nutrition-diet-after-cesarean-birth/. Ngày truy cập 11/4/2022

The Do’s and Don’ts of Healing from a C-Section. https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/intermountain-moms/2018/03/the-dos-and-donts-of-healing-from-a-csection/. Ngày truy cập 11/4/2022

Preparing for your Cesarean Section. https://www.leehealth.org/our-services/obstetrics-gynecology/obstetrics/cesarean-section-c-section. Ngày truy cập 11/4/2022

After a C-section – in the hospital. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000620.htm. Ngày truy cập 11/4/2022

Cesarean After Care. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/. Ngày truy cập 11/4/2022

Phiên bản hiện tại

23/04/2022

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Sinh mổ lần 2 có đau không? Giải đáp băn khoăn và những hướng dẫn hữu ích dành cho mẹ

Hỏi đáp bác sĩ: Vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được? Có nên tắm rửa sau sinh mổ?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 23/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo