- Chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người mà không lây truyền qua động vật như cúm A
- Virus cúm B không được phân thành nhiều loại mà chỉ có một chủng virus gây bệnh duy nhất
- Ít có khả năng phát triển thành đại dịch
- Triệu chứng cúm B thường nhẹ và ít nguy hiểm hơn, mặc dù trong một số trường hợp nặng, bệnh cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Cúm C
- Là dạng cúm có mức độ nhẹ nhất
- Các triệu chứng của cúm C thường sẽ không gây hại.
Điều trị bệnh cúm B

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ nhiễm cúm, bệnh nhân cần bổ sung thêm nhiều nước vào cơ thể để tránh bị mất nước. Đồng thời dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại nhà để cơ thể nạp năng lượng và tăng cường sức khỏe.
Nhìn chung, các biểu hiện cúm B thường sẽ tự động thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với những người có nguy cơ cao gặp biến chứng, khi nhận thấy bệnh cúm thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời. Một số đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhỏ hơn 2 tuổi
- Người già từ 65 tuổi trở lên
- Phụ nữ có thai hoặc sau sinh chưa đến 2 tuần
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mạn tính
Đối với trường hợp người mắc cúm là trẻ em, nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Không nên sử dụng thuốc tùy tiện vì có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi sử dụng các biện pháp hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).
Phương pháp điều trị cúm B thông thường là giải quyết các triệu chứng. Chẳng hạn như khi cúm gây sốt cao (trên 38ºC), bệnh nhân có thể dùng thuốc paracetamol để hạ sốt. Trong một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định một vài thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian diễn tiến bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Hai loại thuốc đang được sử dụng là oseltamivir và zanamivir có tác dụng tốt nhất khi được dùng trong vòng 1-2 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc thì người bệnh cũng cần lưu ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống nhiều nước và bổ sung vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng để rút ngắn thời gian bệnh. Một điều quan trọng nữa là bệnh nhân nên chủ động cách ly và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan virus cúm trong cộng đồng.
Bệnh cúm B có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý không nguy hiểm, đa phần bệnh nhân sẽ tự khỏi sau một thời gian được nghỉ ngơi, ăn uống một cách khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Dù vậy bạn không được chủ quan vì bệnh vẫn có khả năng xảy ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện kịp thời. Đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, khi nhiễm cúm người bệnh sẽ có nguy cơ dễ mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp biến chứng bệnh ở thể nặng, gây nguy hiểm.
Biến chứng nặng nhất của bệnh cúm B chính là suy hô hấp. Tình trạng này được thể hiện rõ nhất khi người bệnh đã nhiễm cúm từ 3 đến 5 ngày mà vẫn còn tiếp diễn, kèm theo đó là các biểu hiện khó thở, thở gấp, khạc ra đàm đặc có lẫn máu. Lúc này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong.
Bên cạnh biến chứng suy hô hấp, bệnh nhân mắc cúm B sẽ phải đối mặt với cúm ác tính nếu để bệnh kéo dài. Ban đầu các triệu chứng giống như bệnh cúm thông thường, dần dần sau đó sẽ xuất hiện những biểu hiện của viêm phổi cấp tính dẫn tới thiếu oxy máu và tử vong.
Một biến chứng khác nữa là ở phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu nhiễm cúm B thì người mẹ có khả năng sinh non hoặc sẩy thai vì lúc đó cơ thể đang có nhiều biến đổi và hệ miễn dịch cũng suy yếu đi phần nào.
Bệnh cúm B thông thường sẽ giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn trong vòng vài ngày. Sau thời gian đó nếu người bệnh nhận thấy tình trạng sức khỏe không được cải thiện thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tham khảo ý kiến và có hướng điều trị phù hợp tránh xảy ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!