avatar

Tạo bài đăng của bạn

1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!
Bắt đầu16/09/2024
Kết thúc30/09/2024
1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!
8
12 Bình luận
5 thói quen ăn uống này có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường

1. Bỏ qua chất xơ

Bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình.

“Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho bạn no. Vì vậy bạn sẽ cần ít calo hơn, điều này có thể ngăn ngừa tăng cân không cần thiết và giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh như tiểu đường”.

2. Thiếu trái cây và rau

Cũng giống như với chất xơ, chuyên gia Harris-Pincus lo lắng rằng người Mỹ không ăn đủ trái cây và rau.

“Trái cây và rau chứa chất xơ, cũng như các chất hóa học thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp kháng insulin - đây là nguyên nhân chính làm tăng lượng đường trong máu.

"Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc biệt ăn dâu tây và quả việt quất dại có thể có tác động tích cực đến việc kháng insulin"

3. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn

Mặc dù chúng rất ngon, nhưng thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh nướng đóng gói

... Xem thêm
5
8
5 Bình luận
Tiểu đường thai kỳ

Bs kiểm tra giúp em. Em bị tiểu đường thai kỳ ntn em có cần dùng thuốc gì không ak?

Tiểu đường thai kỳTiểu đường thai kỳ
5
12
5 Bình luận
Các món ăn vặt cho người tiểu đường

Mình chia sẻ cho mọi người một số món ăn vặt, bữa phụ cho người bị tiểu đường, các bạn tham khảo nhé.

  • Sữa chua không đường
  • Quả bơ, táo, dâu tây
  • Hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, óc chó..
  • Bánh mì lúa mạch đen
  • Trứng gà luộc
  • Bánh quy Quasure
  • Bánh gạo lức Oshawa
  • Bánh ngói hạnh nhân ăn kiêng Coky
  • Bánh gạo lứt nguyên hạt Monchi

Đây là những loại mình hay mua cho người nhà mình bị tiểu đường ăn. Các bạn nên ăn sau bữa chính từ 2-3 giờ nhé. Ăn vừa phải, tuy là đồ ăn kiêng nhưng ăn một lần quá nhiều thì cũng không tốt đâu ạ.


#tuanlecheckin


6
10
6 Bình luận
Hướng dẫn cách chăm sóc người bị tiểu đường có vết thương hở

Người nhà tôi bị tiểu đường và bị té xe nên có vết thương hở. Sau khi nhập viện điều trị và được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và tôi cũng tìm hiểu thêm những hướng dẫn chăm sóc vết thương hở khác từ trên internet. Nay tôi chia sẻ lại cho cộng đồng tiểu đường để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tiểu đường có thêm kinh nghiệm chăm sóc bị tiểu đường có vết thương hở.

Mọi người cũng biết là vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, loét hoại tử và dẫn đến phải loại bỏ. Vì vậy biết chăm sóc vết thương cho người tiểu đường là cần thiết để ngăn ngừa nguy hiểm. Đối với người bị tiểu đường không chỉ cần chú ý kiểm soát lượng đường mà cần để ý các vết thương để xử lý, nếu không sẽ khó chữa trị hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc vết thương cho người tiểu đường.


Đối với vết thương chưa nhiễm trùng

Vết thương bên ngoài ở cấp độ 0 hoặc cấp độ 1 không có dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh có thể tự theo

... Xem thêm
5
28
5 Bình luận
Mẹ tôi bị tiểu đường chân Mẹ tôi bị thương

Mẹ tôi bị chân chống xe máy quẹt trúng, giờ vết thương bị loét xuống lòng bàn chân chảy dịch vàng,xin bác sĩ cho biết hướng điều trị vết thương mau lành ạ

5
10
5 Bình luận
Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Bệnh tiểu đường làm cuộc sống tôi đảo lộn như thế nào

Tôi năm nay 32 tuổi, tôi phát hiện bị tiểu đường khoảng 7 tháng. Từ ngày xét nghiệm cho kết quả bị tiểu đường. Cuộc sống của tôi bắt đầu đảo lộn.

Tôi cũng có nhiều lần tự hỏi mình mới 32 tuổi trẻ thế này đã mắc căn bệnh này, tôi phải làm sao, tôi nên làm thế nào? Tôi nghĩ mình ăn uống lành mạnh, cân nặng của tôi nằm ở mức 65-70 kg không phải thừa cân. Hay là tôi bị di truyền vì mẹ tôi cũng bị tiểu đường. Vì đã chăm sóc mẹ và chứng kiến những biến chứng của căn bệnh này gây ra cho mẹ tôi nên ban đầu tôi rất lo lắng và sợ hãi. Con tôi còn quá nhỏ, lỡ tôi có chuyện gì ai sẽ chăm lo cho chúng. Tôi còn quá trẻ phải giao tiếp nhiều tôi nên kiểm soát bệnh như thế nào. Mọi thứ cứ rối tung lên.

Rồi sau đó tôi bình tĩnh lại, nghĩ nhiều làm chi khi tôi cũng đã bị bệnh rồi. Tôi vẫn phải tiếp tục sống và đối mặt với nó thôi. Thế là tôi bắt đầu ăn kiêng. Vợ tôi nấu ăn sẽ chú ý hơn trong việc chuẩn bị đồ ăn cho tôi, cô ấy hạn chế nêm nhiều gia vị như đường, muối, trong bữa ăn hàng ngày

... Xem thêm
16
59
13 Bình luận
2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Mình xin chia sẻ cùng cộng đồng 2 cuốn sách hữu ích , Chắc chắn 2 cuốn sách trên sẽ là một người bạn đồng hành và người hướng dẫn tuyệt vời trong việc hiểu và quản lý bệnh tiểu đường, hoặc giúp đỡ một thân đang phải vật lộn với căn bệnh này.



1/ Mật Mã Tiểu Đường


Tác giả cuốn sách là bác sĩ Jason Fung - bác sĩ chuyên khoa thận nổi tiếng ở Toronto. Trong cuốn sách này, bệnh nhân tiểu đường không chỉ có thể kiểm soát tình trạng bệnh mà thậm chí còn có thể đảo ngược nó nhờ chế độ ăn hợp lý.


Mới nghe thì có vẻ viển vông, nhưng không phải tự nhiên, rất nhiều bác sĩ đầu ngành tại các quốc gia phát triển ghi nhận và đánh giá cao cuốn sách Diabetes Code của bác sĩ Jason Fung. Thậm chí, theo bác sĩ Carrie Diulus – Giám đốc chuyên môn của trung tâm điều trị cột sống thuộc bệnh viện tư Crystal, Hoa Kỳ – “Cuốn Diabetes Code nên nằm trên giá sách của mọi bác sĩ và bệnh nhân đang phải vật lộn với việc kiểm soát đường huyết”.


... Xem thêm
2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG2 CUỐN SÁCH HỮU ÍCH VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
5
580
3 Bình luận
Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Đồng hành vượt qua bệnh tiểu đường

Mẹ tôi bị tiểu đường từ năm 1999, năm đó tôi chỉ 15 tuổi. Thời điểm đó mọi người cũng chưa có nhận thức rõ rằng về bệnh này, truyền thông cũng không phổ biến như bấy giờ để mà có thể tự tìm hiểu.

Tôi nhớ mẹ tôi đi khám bệnh khi thấy bị khát nước nhiều, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có kiến bu và mẹ cũng bj sụt cân khá nhiều. Thời điểm đó tôi không giúp được gì cho mẹ cả, có lẽ là ngây ngô thiếu nhận biết về mức độ nguy hiểm.

Lúc đó mẹ ăn rất ít cơm, ai cũng bảo ăn ít cơm, ăn nhiều rau xanh, nhưng một người phải làm việc, cần nhiều năng lượng chăm sóc gia đình và đi làm ăn ít quá thì không đủ sức. Quả thực mẹ tôi đã rất vất vả để có thể kiểm soát bênh. Nó làm đảo lộn mọi thứ, sức khỏe thì giảm sút, trong sinh hoạt thì cũng có nhiều bất tiện, và tốn kém nhiều vì phải tái khám mua thuốc điều trị này kia.

Đến năm 2012 mẹ tôi bị hẹp động mạch vành, phải đi Huế điều trị rất nhiều lần. Biến chứng của tiểu đường bắt đầu hành hạ mẹ. Sau đó nữa là mắt bắt đầu mờ dần, phải

... Xem thêm
10
16
4 Bình luận
Cách kiểm tra đường huyết tại nhà


Để kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn sẽ được tư vấn sử dụng máy đo đường huyết cá nhân.

Các bước sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để thử đường huyết tại nhà như sau:

  • Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo
  • Lắp kim lấy máu vào ống bút
  • Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn
  • Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.
  • Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về
  • Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.
  • Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.
  • Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.
  • Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.


Lưu ý quan trọng khi đo

... Xem thêm
Cách kiểm tra đường huyết tại nhà Cách kiểm tra đường huyết tại nhà 
8
8
2 Bình luận
Chăm sóc người bệnh tiểu đường type 2

✅ Nếu bạn hoặc người thân vừa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2, bạn sẽ dễ cảm thấy lo lắng và buồn bã. Đã đến lúc chúng ta cần lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường mỗi ngày để cùng nhau vượt qua thử thách rồi đấy!


Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các bước lên kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường type 2 hợp lý, hãy cùng tham khảo những gợi ý qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi nhé 👇


https://hellobacsi.com/tieu-duong-dai-thao-duong/tieu-duong-type-2/cham-soc-nguoi-benh-tieu-duong/

6
5
3 Bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Sau sinh khi nào đi kiểm tra tiểu đường

10

14

avatar
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không?

9

11

avatar
Tiểu đường thai kỳ sau khi sinh chế độ ăn như thế nào?

9

10

avatar
Cách chăm sóc và thực đơn cho người bị tiểu

8

10

avatar
những dòng sữa cho người tiểu đường tốt

7

10

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!