Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmTiểu đường thai kỳ nguy hiểm không?
Em vừa đi khám về bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ, em lo quá ạ. Mọi người ơi tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ạ? Giờ em nên ăn uống thế nào ạ? Mọi người tư vấn em với, em hoang mang quá.
Em cảm ơn!
11 bình luận
Mới nhất
hạn chế ăn đồ ngọt + tinh bột và có chế độ ăn hợp lí sẽ ổn định nhé
em thấy ai có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao bác sĩ cũng cho một thực đơn ăn kiêng. ăn kiêng ko có nghĩa là kiêng tất cả mọi thứ chị ơi. Thịt các các kiểu vẫn được ăn mà. Thì con vẫn có chất bình thường. Em chỉ thấy khuyến cáo phải kiêng đồ ngọt và tinh bột thôi, đạm và protein ... vẫn được ăn bình thường :D
mình cũng có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nè, đây là thực đơn mà BS cho mình, mẹ nó tham khảo nhé:
- cấm tất cả đồ ngọt, kể cả trái cây ngọt.
- một ngày ăn tối đa 4 bát cơm nhưng phải chia ra 6 lần ăn.
- k ăn phở, bún, cháo...nói chung những thứ làm từ bột gạo. tốt nhất là ăn cơm và bánh mì thôi nhưng nếu ăn bánh mì thì phải giảm cơm lại.
- thịt cá vẫn ăn bt
- uống được sữa tươi k đường.
mình thấy có nhiều sản phụ thời kỳ mang thai bị triệu chứng này nguy hiểm lắm á, nên nếu có hiện tượng gì thì cần đi khám ngay nha.
Cực kỳ nguy hiểm ạ. Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi như sau:
1.Đối với mẹ:
- Có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.
- Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.
- Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
2. Đối với thai nhi:
- Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Sang chấn khi sinh, do thai to.
- Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
- Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh
- Hạ đường huyết, hạ canxi. Nguy cơ bị đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai cao.
- Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Mẹ nên tuân thủ chỉ định hỗ trợ điều trị và chế độ ăn uống phù hợp theo thực đơn của bác sĩ nhé chứ tdtk rất nguy hhiemer
Bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời. Đối với thai phụ bệnh sẽ gây ra tình trạng tăng cân quá mức (trên 2kg mỗi tháng); gây béo phì; nguy cơ găp tình trạng đa ối với tỷ lệ từ 27 đến 30%, lượng ối quá nhiều làm tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
Mẹ nên ăn đủ chất, không nên ăn nhiều. Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi v.v… sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thai phụ cần hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, đặc biệt là không nên uống nhiều nước mía có nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết trong thai kỳ.
Không ăn uống bất cứ thứ gì ngọt hết, ăn ít cơm, ăn rau thịt cá trứng và uống sữa k đường. Hạn chế các loại trái cay ngọt như: nhãn, chôm chôm hay cái gì bỏ vô miệng thấy ngọt.
mình đọc thấy ng ta khuyên ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa GI thấp. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.
chúc mẹ bầu khỏe nha