avatar

Tạo bài đăng của bạn

1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!
Đã kết thúc
1000 VOUCHER TẶNG BẠN - CƠ HỘI NHẬN QUÀ HẤP DẪN TỪ HELLO BACSI!
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
18
8
12
Xem thêm bình luận
Người bị tiểu đường có ăn được cá khô không?

Người bị tiểu đường có ăn được cá khô không?


Cá được khuyến cáo là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt phù hợp cho người bị tiểu đường. Thế nhưng các loại cá khô liệu có còn tốt như cá tươi? Người bị tiểu đường có ăn được cá khô không?


Sự thật thì cá khô có thể không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng lượng muối trong cá khô thường cao hơn và có khả năng làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường. Do đó, bạn nên hạn chế ăn cá khô hay các loại thực phẩm chế biến sẵn/đóng hộp để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe thường gặp do bệnh tiểu đường.

15 loại thực phẩm cho người bị tiểu đường vừa ngon vừa bổ

Người bị tiểu đường có ăn được cá khô không?Người bị tiểu đường có ăn được cá khô không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
3
5
Xem thêm bình luận
Người bị tiểu đường có ăn củ sắn được không?

Người bị tiểu đường có ăn củ sắn được không?


Củ sắn, hoặc một số nơi gọi là củ đậu, là một loại thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người với vị ngọt, thanh mát. Về thành phần, trong củ sắn gọt vỏ chứa hơn 90% nước, 8,8% tinh bột và 1,8% đường cùng các chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Vậy, người bị tiểu đường ăn củ sắn được không? Hoàn toàn được, một số nghiên cứu còn cho thấy tác dụng của củ sắn trên động vật mắc tiểu đường tuýp 2.


Không chỉ vậy, ăn củ sắn còn giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa và làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Trong củ sắn cũng có một hàm lượng đường nhất định nên ăn quá mức cũng sẽ làm tăng đường huyết sau ăn. Mỗi lần, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1 củ sắn ở kích cỡ trung bình (khoảng 200g).

15 loại thực phẩm

... Xem thêm
Người bị tiểu đường có ăn củ sắn được không?Người bị tiểu đường có ăn củ sắn được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
25
1
1
Bị tiểu đường có ăn được củ sắn dây không?

Bị tiểu đường có ăn được củ sắn dây không?


Củ sắn dây thường được nghiền thành bột để nấu uống hoặc chế biến thành một số món tráng miệng. Nhiều người lo lắng rằng khi bị tiểu đường có ăn được củ sắn dây không vì cảm thấy chúng có nhiều tinh bột. Thực tế, không những ăn được mà củ sắn dây còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Trong sắn dây có chứa:

- Chất xơ hòa tan inulin giúp giảm hấp thu glucose từ ruột non vào máu, ổn định đường huyết.

- Fructooligosaccharide (FOS) có vai trò làm prebiotic kích thích sự phát triển các vi khuẩn có lợi ở ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch.

- Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ các tế bào beta trong tuyến tụy khỏi tổn thương bởi stress oxy hóa, duy trì khả năng sản xuất insulin...Xem thêm

Bị tiểu đường có ăn được củ sắn dây không?Bị tiểu đường có ăn được củ sắn dây không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
1
1
Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không?

Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không?


Củ từ (khoai từ) là một vị thuốc trong y học cổ truyền có vị ngọt the, khi nấu chín ăn ngọt và không độc, bổ tràng vị, đôi khi dùng thay lương thực. Vậy, người tiểu đường có ăn được củ từ không? Câu trả lời là ăn được. Hàm lượng kali cao trong củ từ được cho là có khả năng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Kali còn giúp ngăn ngừa tăng huyết áp.


Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều củ từ trong cùng một lúc vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, khi dùng củ từ cũng nên lưu ý rằng củ từ dùng sống sẽ có tính hàn và hơi độc nên cần nấu chín kỹ.

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không?Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
207
1
1
Người tiểu đường có thể ăn rau lang được không?

Người tiểu đường có thể ăn rau lang được không?


Người tiểu đường ăn rau lang được không cũng là thắc mắc mà nhiều người bệnh tìm kiếm câu trả lời. Câu trả lời chắc chắn là người bệnh tiểu đường ăn được rau lang. Loại rau này cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết, rất tốt cho sức khỏe.


Nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá rau lang có công dụng kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, kích thích tăng tiết insulin, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Người bệnh có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe.

15 loại thực phẩm cho người bị tiểu đường vừa ngon vừa bổ

Người tiểu đường có thể ăn rau lang được không?Người tiểu đường có thể ăn rau lang được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
16
1
1
Mắc bệnh tiểu đường thì có ăn thơm được không?

Mắc bệnh tiểu đường thì có ăn thơm được không?


Theo khuyến cáo, chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường vẫn cần có các loại trái cây với khẩu phần hợp lý để bổ sung thêm chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Vậy, người tiểu đường ăn thơm được không? Vì so với các loại trái cây khác, thơm có vị ngọt và hàm lượng đường khá cao. Bạn vẫn có thể ăn thơm với lượng vừa phải và kết hợp cùng nhiều nhóm thực phẩm khác để đảm bảo bữa ăn có hàm lượng carbohydrate trong khoảng hợp lý.


Một khẩu phần khoảng 120g thơm sẽ tương đương với 15g carbohydrate. Hãy tính toán để tổng lượng carbohydrate tiêu thụ nằm trong mức cho phép. Bạn có thể kiểm tra đường huyết sau ăn để đảm bảo chế độ ăn không gây ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu...Xem thêm

Mắc bệnh tiểu đường thì có ăn thơm được không?Mắc bệnh tiểu đường thì có ăn thơm được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
1
Tiểu đường ăn bắp luộc được không, ăn bao nhiêu?

Tiểu đường ăn bắp luộc được không, ăn bao nhiêu?


Bắp là một nguồn cung cấp carbohydrate cùng các chất xơ, vitamin, khoáng chất. Vậy, người bệnh tiểu đường ăn bắp luộc được không, nên ăn bao nhiêu? Thực tế, bạn có thể ăn bắp luộc được khi bị tiểu đường nhưng cần hạn chế ăn cùng các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác.


Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ thì 1/2 chén bắp luộc chứa khoảng 15g carbohydrate và lượng carbohydrate mỗi bữa theo khuyến cáo cho người bị tiểu đường là khoảng 45 - 60g. Do đó, bạn có thể ăn khoảng 1/2 chén bắp luộc hoặc nửa trái bắp luộc là vừa đủ cho một bữa.

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Tiểu đường ăn bắp luộc được không, ăn bao nhiêu?Tiểu đường ăn bắp luộc được không, ăn bao nhiêu?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1
1
Mắc bệnh tiểu đường có ăn được bí ngô không?

Mắc bệnh tiểu đường có ăn được bí ngô không?


Bí ngô (bí đỏ) có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như canh bí ngô hầm xương, bí ngô nhồi thịt hấp, cháo bí ngô, óc heo chưng bí ngô, súp bí ngô... Vấn đề đặt ra là do có vị ngọt tự nhiên nên người bệnh tiểu đường có ăn được bí ngô không? Câu trả lời là người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bí đỏ. Tuy nhiên, bí đỏ được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết cao (GI = 75), trong khi đó tải lượng đường huyết thấp (GL = 3) nên người bệnh cần lưu ý về lượng bí đỏ tiêu thụ không nên ăn quá nhiều để tránh các biến chứng của bệnh. Điều này có nghĩa là nếu bạn ăn một lượng bí đỏ vừa phải thì ít ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn, đồng thời vẫn nhận các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ưu tiên các món thanh đạm được chế biến từ bí đỏ, tránh các món quá nhiều chất béo và chất đạm như canh bí hầm xương, óc heo chưng bí đỏ...

... Xem thêm
Mắc bệnh tiểu đường có ăn được bí ngô không?Mắc bệnh tiểu đường có ăn được bí ngô không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1
Người bị tiểu đường có ăn được đậu đen không?

Người bị tiểu đường có ăn được đậu đen không?


Đậu đen là loại hạt bổ dưỡng, giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Với đậu đen, bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon như chè đậu đen, nước đậu đen, bánh trung thu nhân đậu đen, bánh bao nhân đậu đen, xôi đậu đen, cháo đậu đen, bồ câu hầm đậu đen, canh xương bồ hầm đậu đen...

Do đó, có nhiều người thắc mắc rằng người bệnh tiểu dường có ăn được đậu đen không, món ăn có đậu đen nào cần kiêng? Câu trả lời là được. Bởi theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), đậu đen là thực phẩm đứng đầu danh sách các loại thực phẩm có lợi cho bệnh tiểu đường. Đậu đen có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh ăn với lượng vừa phải sẽ không gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Đậu đen là một loại carbohydrate phức tạp, giúp mọi người kiểm soát lượng đường trong máu vì cơ thể tiêu hóa dạng này chậm hơn so với các loại carbs khác.

... Xem thêm
Người bị tiểu đường có ăn được đậu đen không?Người bị tiểu đường có ăn được đậu đen không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
50
1
1
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Sau sinh khi nào đi kiểm tra tiểu đường

10

14

avatar
Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?Trong

10

10

avatar
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không?

9

11

avatar
Gợi ý 20 món ăn bổ dưỡng cho người tiểu đường

10

10

avatar
Cách chăm sóc và thực đơn cho người bị tiểu

8

10

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!