Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Cách chăm sóc và thực đơn cho người bị tiểu đường type 2
Xin chào mọi người ạ. Mọi người có thể cho em tham khảo về chế độ ăn, nếu có thực đơn cho người tiểu đường càng tốt ạ. Chỉ số HbA1c của mẹ em hiện tại là 7.2 rồi ạ. Mắt mẹ em bị mờ, tay chân hay bị tê mỏi.
Em cũng có tìm hiểu rất nhiều nguồn và cách ăn uống nhưng em không biết chắt lọc và cũng chưa được rõ ràng thế nào là đúng. Em rất mong mọi người có thể tư vấn cho em ạ.
Em xin chân thành cảm ơn.
10 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Bệnh này thì phải định kỳ đi khám, kiểm tra điều trị thuốc theo chỉ định kèm chế độ ăn uống hợp lý thì mới ổn định.
Hạn chế các thức ăn có nhiều tinh bột, mỡ động vật, đường...ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt... ăn thịt nạc, cá...
Tập thể dục thường xuyên, lớn tuổi thì vận động nhẹ như đi bộ...
Vẫn phải uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bị tiểu đường nên hạn chế thức ăn nhiều mỡ, đồ uống có cồn, ăn nhiều các loại thực phẩm ít năng lượng như dưa chuột, rau xanh...
Chỉ số đường huyết cao nên nhập viện, điều trị theo phác đồ của bệnh viện bạn nhé, tùy theo tình hình của bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp
Người lớn tuổi khó kiểm soát được chỉ số đường huyết vì họ không kiên trì được với chế độ ăn kiêng, thích gì ăn nấy, đôi khi con cái ngăn cản cũng không được. Này phải tự người cố gắng tuân thủ chế độ ăn uống, uống thuốc đều đặn đúng giờ
𝐂𝐡𝐞̂́ 𝐝𝐨̣̂ 𝐚̆𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐝𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠
1. 𝐂𝐡𝐢𝐚 𝐧𝐡𝐨̉ 𝐛𝐮̛̃𝐚 𝐚̆𝐧
- Người bình thường ăn 3 bữa chính, người tiểu đường sẽ chia thành 5-6 bữa/ngày.
-> Vì nếu bạn ăn 1 lúc 2 chén cơm hoặc 1 tô cơm, sẽ làm lượng đường huyết tăng rất nhanh vào máu. ( Chưa kể người Việt Nam có 1 số nơi rất thích bỏ đường vào các món ăn nữa đấy )
tạo áp lực lớn vận chuyển đường như vậy sẽ làm tăng đường huyết, rất nguy hiểm.
2. 𝐃𝐮̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐭𝐡𝐚𝐲 𝐭𝐡𝐞̂́
- Vào 3 bữa chính, chúng ta sẽ ăn 1 chén cơm (kèm đồ ăn) và 1 chén canh hoặc củ hấp.
- 2 - 3 bữa phụ (tùy người), sẽ thay thế ăn các loại củ -> Lượng đường huyết của củ thấp hơn cơm nên sẽ giảm lượng đường quá nhiều trong ngày.
● Cơm, phở, hủ tiếu,... Tăng đường huyết cao.
● Không nên ăn Khoai nướng : chỉ số đường cao (vì mật khoai tiết ra).
● Các loại rau : rau sống chỉ số đường thấp hơn rau luộc, nấu canh.
Giảm tinh bột và những thực phẩm ngọt, có đường, tập thể dục thường xuyên không quá sức
tiểu đường nên thực hiện ăn ngược nha ăn rau trước để chất xơ vào kích thích hệ tiêu hóaa, bên cạnh đó cũng tạo cảm giác no để ăn ít hơn
sau đấy là ăn chất đạm
cuối cùng là ăn cơm. vì có cảm giác no nên lượng đường từ tinh bột ăn vào cũng sẽ đươc hạn chế
ngoài ra chất xơ hòa tan trong rau củ cũng góp phần bọc các phân tử đường để cơ thể giảm hấp thụ đường
nếu có điều kiện dùng thêm dinh dưỡng bổ sung để bù thêm vào cho chế độ ăn
Thực hiện nguyên tắc bữa ăn ngược ấy b, Ăn rau, ăn đạm rồi mới ăn cơm
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Đối với người bị tiểu đường type 2, việc chăm sóc và xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý là rất quan trọng để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể tham khảo:1. Chế độ ăn uống:
Thực phẩm nên ăn:
Thực phẩm cần hạn chế:
2. Thực đơn mẫu cho một ngày:
Bữa sáng:
Bữa trưa:
Bữa tối:
Bữa phụ:
3. Lối sống:
4. Chăm sóc sức khỏe:
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và mẹ bạn trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Nếu bạn còn thắc mắc gì thêm, hãy cho tôi biết nhé!
Chuyên mục liên quan