3.2 Hạ huyết áp tư thế
Loại ngất này xảy ra do huyết áp giảm đột ngột khi bạn thay đổi tư thế quá nhanh; chẳng hạn đang nằm đột nhiên đứng dậy.
Một số loại thuốc và tình trạng mất nước có thể dẫn đến hiện tượng này. Trong đó, huyết áp thường giảm đi ít nhất 20mmHg ở chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và 10mmHg ở chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) khi đứng.
3.3 Bị ngất xỉu do bệnh lý tim mạch
Ngoài ra, ngất có thể xuất hiện do liên quan đến vấn đề ở tim hoặc mạch máu làm cho lưu lượng máu lên não bị ảnh hưởng.
Những vấn đề đó có khả năng là rối loạn nhịp tim, cấu trúc tim có vấn đề làm cho dòng máu bị tắc nghẽn; thiếu máu cơ tim cục bộ; bệnh van tim; hẹp động mạch chủ; cục máu đông hay suy tim.
Nếu bị ngất xỉu do nguyên nhân này; bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.
3.4 Ngất trong một số tình huống
Đây cũng là một dạng ngất xỉu do phản xạ thần kinh phế vị. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra trong một số tình huống nhất định, có ảnh hưởng đến hệ thần kinh và dẫn đến ngất. Các tình huống đó có thể là:
- Lo âu.
- Đói lả.
- Đau đớn.
- Cơ thể mất nước.
- Sợ hãi một thứ gì đó.
- Cảm xúc căng thẳng tột độ.
- Sau khi sử dụng rượu bia hoặc ma túy.
- Ngất trong hay sau khi tiểu tiện (micturition syncope).
- Ho mạnh, xoay cổ hoặc mặc áo có cổ quá chật (Xoang cảnh nhạy cảm).
- Tăng thông khí (hít quá nhiều oxy hay thải ra quá nhiều carbonic trong thời gian ngắn).
3.5 Ngất xỉu do bệnh thần kinh
Một vấn đề ở thần kinh như co giật, đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) cũng có thể gây ra mất ý thức thoáng qua. Các vấn đề khác ít gây ngất hơn nhưng vẫn có khả năng gồm đau nửa đầu và não úng thủy áp lực bình thường.
3.6 Hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng (POTS)
Nếu bạn có nhịp tim đập rất nhanh xảy ra khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm thì khả năng cao mắc phải hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng.
Nhịp tim có thể tăng thêm 30 nhịp/ phút hoặc hơn thế nữa. Sự gia tăng này thường xảy ra trong vòng 10 phút sau khi đứng dậy, nữ gặp nhiều hơn nam.
3.7 Ngất không rõ nguyên nhân
Khoảng 1/3 trường hợp tự nhiên ngất xỉu là không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, khả năng bị ngất có thể tăng lên do tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị.
4. Ai có nguy cơ cao bị ngất xỉu?
Ngất xỉu do vấn đề tim mạch có nguy cơ cao ở nam giới trên 60 tuổi (theo nghiên cứu năm 2021). Những người có các đặc điểm sau cũng có nguy cơ ngất xỉu do vấn đề tim cao hơn:
- Ngất xỉu khi nằm ngửa.
- Đánh trống ngực hoặc mất ý thức đột ngột.
- Đã từng được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh.
- Ngất xỉu khi gắng sức (tập thể dục, hoạt động cường độ cao,…).
- Tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền hoặc đột tử sớm do tim (<50 tuổi)
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ đã biết, bệnh tim cấu trúc, rối loạn nhịp tim trước đó hoặc giảm chức năng tâm thất.
5. Xét nghiệm cần thực hiện khi bị ngất xỉu
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn thông qua việc thăm khám sức khỏe, xem xét bệnh sử và hỏi chi tiết về các triệu chứng gặp phải trước khi ngất xỉu.
Sau đó, bạn có thể cần làm thêm một hoặc một số xét nghiệm để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân. Các xét nghiệm sẽ kiểm tra xem có vấn đề gì ở tim hay không, đo lượng máu và tốc độ máu chảy qua các khu vực trong cơ thể.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!