Nồng độ photphat thấp hoặc suy giảm trong máu có thể do:
- Nhịn đói
- Vết bỏng nặng
- Thiếu vitamin D
- Lạm dụng rượu cấp tính
- Tuyến cận giáp hoạt động quá mức
- Do một số loại thuốc, chẳng hạn như điều trị bằng sắt tiêm tĩnh mạch (IV), niacin và một số thuốc kháng axit
5. Rối loạn điện giải Kali
Kali đóng vai trò đặc biệt quan trọng để điều chỉnh chức năng tim, đồng thời giúp duy trì các dây thần kinh và cơ bắp khỏe mạnh.
Tăng kali máu có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị. Điều này thường xảy ra do: Suy thận; mất nước nghiêm trọng; suy tuyến thượng thận, mức cortisol quá thấp; nhiễm toan nặng, bao gồm nhiễm toan đái tháo đường; dùng một số loại thuốc (bao gồm một số thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu)
Kali trong máu thấp (hạ kali máu) có thể do một số nguyên nhân như:
- Mất nước
- Rối loạn ăn uống
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng
- Dùng một số loại thuốc, bao gồm thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu và corticosteroid
6. Rối loạn điện giải Natri
Natri đóng vai trò duy trì cân bằng chất lỏng và duy trì chức năng cơ thể bình thường, đồng thời cũng giúp điều chỉnh chức năng thần kinh và co cơ.
Rối loạn điện giải do tăng natri máu xảy ra khi:
- Tiêu thụ nước không đủ
- Dùng một số loại thuốc, bao gồm corticosteroid
- Mất nước nghiêm trọng có thể do nôn mửa kéo dài, tiêu chảy, đổ mồ hôi hoặc bệnh hô hấp
Nguyên nhân phổ biến làm giảm natri máu trong cơ thể bao gồm:
- Nôn hoặc tiêu chảy
- Rối loạn sử dụng rượu
- Ăn uống thiếu dinh dưỡng
- Suy gan, tim hoặc suy thận
- Mất nhiều nước qua da do đổ mồ hôi hoặc bỏng
- Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (SIADH)
- Rối loạn tuyến giáp, vùng dưới đồi hoặc tuyến thượng thận
- Dùng một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc động kinh
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn điện giải như:
- Xơ gan
- Bệnh thận
- Suy tim sung huyết
- Rối loạn tuyến giáp
- Rối loạn sử dụng rượu
- Rối loạn tuyến thượng thận
- Chấn thương, chẳng hạn như bỏng nặng hoặc gãy xương
- Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn và chứng cuồng ăn
Chẩn đoán và điều trị
Phương pháp nào chẩn đoán rối loạn điện giải?
Để có thể chẩn đoán rối loạn điện giải, bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu đơn giản để đo mức độ chất điện giải trong cơ thể. Đồng thời xem xét chức năng thận của bạn. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện kiểm tra thể chất hoặc yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác nhận chẩn đoán nếu nghi ngờ bạn bị rối loạn điện giải. Các xét nghiệm bổ sung này sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cơ thể.
Ví dụ, tăng natri máu có thể gây mất độ đàn hồi của da do mất nước. Bác sĩ có thể thực hiện các bài kiểm tra liên quan đến các tác động này để xác định xem mất nước có gây ảnh hưởng hay không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra khả năng phản xạ, vì cả mức độ tăng và giảm của một số chất điện giải có thể ảnh hưởng đến mức độ phản xạ của cơ thể. Bên cạnh đó, xét nghiệm điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) cũng có thể mang lại lợi ích để kiểm tra tình trạng nhịp tim không đều liên quan đến các vấn đề về điện giải.
Phương pháp điều trị rối loạn điện giải là gì?

Cách điều trị rối loạn điện giải là gì? Cách khôi phục tình trạng rối loạn điện giải thay đổi khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn điện giải và mức độ nặng của bệnh. Hầu hết các phương pháp điều trị được sử dụng để khôi phục sự cân bằng của các khoáng chất trong cơ thể, bao gồm:
Truyền dịch tĩnh mạch
Truyền truyền tĩnh mạch (IV), điển hình là natri clorua, có thể giúp bù nước cho cơ thể. Điều trị này thường được sử dụng trong trường hợp mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bổ sung chất điện giải có thể được thêm vào chất lỏng IV để điều chỉnh sự thiếu hụt.
Một số loại thuốc IV có thể giúp cơ thể bạn khôi phục cân bằng điện giải một cách nhanh chóng. Đồng thời cũng có thể bảo vệ bạn khỏi các tác động tiêu cực trong khi bạn đang được điều trị bằng phương pháp khác. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm canxi gluconate, magie clorua và kali clorua.
Thực phẩm bổ sung
Thuốc uống và chất bổ sung thường được sử dụng để điều chỉnh các tình trạng rối loạn khoáng chất mãn tính trong cơ thể. Điều này thường phổ biến hơn trong trường hợp đang mắc bệnh thận.
Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn điện giải, bạn có thể được chỉ định dùng một số chất bổ sung như:
- Magie oxit
- Kali clorua
- Canxi (gluconate, carbonate, citrate hoặc lactate)
- Chất kết dính phốt phát, bao gồm sevelamer hydrochloride, lanthanum và các phương pháp điều trị canxi như canxi cacbonat
Những loại thuốc này có thể giúp thay thế các chất điện giải đã bị suy giảm ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của chứng rối loạn. Sau khi điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh.
Chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là một phương pháp lọc máu sử dụng máy để loại bỏ chất thải từ máu.
Chạy thận nhân tạo có thể được sử dụng khi tổn thương thận đột ngột gây ra rối loạn điện giải và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Bác sĩ cũng có thể quyết định điều trị chạy thận nhân tạo nếu vấn đề rối loạn điện giải trở nên nguy hiểm đến tính mạng.
Cách hiệu quả để ngăn ngừa rối loạn điện giải là bạn cần giữ nước nếu bị nôn mửa kéo dài, tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi. Đồng thời đến bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và điều trị nguyên nhân để ngăn ngừa mất cân bằng điện giải trong tương lai.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn rối loạn điện giải là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn điện giải. Bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng bất thường để hạn chế tình trạng này nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!