Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm người bệnh tăng nguy cơ bị hội chứng này.
Các nhà khoa học phát hiện một số gene đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn mắc một số dạng của hội chứng đột tử. Tuy nhiên, không phải ai mắc hội chứng này đều có loại gene đặc biệt nói trên. Ví dụ, chỉ khoảng 15-30% trường hợp mắc hội chứng Brugada có các gene liên quan đến tình trạng này.
Các yếu tố nguy cơ khác cũng liên quan đến tình trạng tim ngừng đập đột ngột như:
- Giới tính. Nam giới thường dễ bị hội chứng này hơn
- Chủng tộc. Thông thường, người Nhật hoặc các nước Đông Nam Á sẽ có nguy cơ cao hơn mắc hội chứng Brugada
Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe cũng làm người bệnh tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử như:
- Rối loạn lưỡng cực. Thuốc lithium dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực có thể kích hoạt hội chứng Brugada.
- Bệnh tim. Bệnh mạch vành là một tình trạng tiềm ẩn phổ biến nhất liên quan đến tim ngừng đập đột ngột.
- Động kinh. Mỗi năm, cứ 1.000 người bị động kinh lại có 1 trường hợp tử vong đột ngột. Hầu hết các trường hợp tử vong thường xảy ra sau cơn động kinh.
- Rối loạn nhịp tim. Đây là tình trạng tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, có thể khiến người bệnh ngất xỉu, chóng mặt hoặc thậm chí là tử vong.
- Cơ tim phì đại. Tình trạng này có thể khiến thành tim dày ra và can thiệp đến hệ xung điện trong cơ thể. Cả hai vấn đề trên có khả năng sẽ gây rối loạn nhịp tim.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trên đây chỉ là những yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc đột tử cao hơn. Không phải bất cứ ai có các yếu tố trên đều mắc hội chứng này.
Thậm chí, tình trạng tim ngừng đập đột ngột có thể xảy ra ở bất ai, cho dù họ có khỏe mạnh hay không.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng đột tử?
Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán hội chứng đột tử khi bạn bị ngưng tim đột ngột. Điện tâm đồ sẽ giúp ghi lại xung điện của tim. Dựa vào kết quả đo, bác sĩ sẽ xác định tình trạng mà người bệnh đang có, như hội chứng QT kéo dài, QT ngắn, rối loạn nhịp tim…
Nếu kết quả điện tâm đồ không rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu thêm siêu âm tim để giúp phát hiện các bất thường về thể chất.
Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng đột tử?
Nếu tim ngưng do đột tử, nhân viên y tế sẽ hồi sức cho người bệnh bằng CPR và máy khử rung tim.
Sau khi hồi sức, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để đặt máy khử rung tim cấy ghép (ICD) nếu nó phù hợp với người bệnh. Thiết bị này có thể gửi các xung điện vào tim nếu nó ngừng đập.
Bạn vẫn có thể bị chóng mặt và bất tỉnh do tim ngừng đập, nhưng thiết bị cấy ghép có thể có thể giúp tim đập trở lại.
Thực tế, vẫn chưa có cách chữa trị cho hầu hết các nguyên nhân gây ra đột tử. Nếu được chẩn đoán mắc một trong những tình trạng sức khỏe được đề cập ở trên, bạn có thể thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng khác xảy ra.
Tuy nhiên, các bác sĩ đang tránh việc sử dụng phương pháp điều trị hội chứng đột tử ở một người chưa có triệu chứng nào.
Phòng ngừa
Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng đột tử?
Chẩn đoán bệnh sớm là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa đột tử.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc hội chứng này, bác sĩ có thể xác định xem bạn có mắc tình trạng sức khỏe nào có thể dẫn đến tử vong bất ngờ hay không. Từ đó, bạn sẽ có các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả, như:
- Tránh các loại thuốc gây ra các triệu chứng, như thuốc chống trầm cảm và thuốc chẹn kênh natri
- Điều trị nhanh các cơn sốt
- Thận trọng khi tập thể dục
- Áp dụng các biện pháp tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng,
- Thường xuyên kiểm tra tim mạch định kỳ
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!