backup og meta

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Những điều cần biết!

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Những điều cần biết!

Thuốc tránh thai là loại thuốc thường được các chị em sử dụng nhằm ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không ít người lại gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai. Vậy, tình trạng này xảy ra do đâu, có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.

Nhờ chứa các hormone sinh dục nữ, thuốc tránh thai có thể:

  • Ngăn chặn sự kích thích của não đối với buồng trứng để trứng không rụng
  • Làm mỏng niêm mạc tử cung, ngăn cản trứng đã thụ tinh làm tổ
  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, cản trở tinh trùng gặp trứng.

Nhờ cơ chế này, thuốc tránh thai có thể ngăn ngừa sự thụ thai. Ngoài công dụng ngừa thai, thuốc tránh thai có rất nhiều tác dụng khác, bao gồm:

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

Tại sao nhiều người gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai? Khi ngừng uống thuốc tránh thai, không có hormone nào trong thuốc ngăn chặn sự kích thích của não đối với buồng trứng. Do đó, trứng sẽ rụng và khi trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và dẫn đến sự xuất hiện của kinh nguyệt. Mặc dù vậy, một trong những tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này là gây rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai. Nguyên nhân thường là do:

  • Thuốc tránh thai ảnh hưởng trực tiếp tới nội tiết tố nữ, nên có thể gây ra vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.
  • Uống thuốc không đều: Quên uống thuốc hoặc không uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày (uống thuốc muộn hơn hoặc sớm hơn bình thường) có thể khiến bạn bị chảy máu tử cung bất thường. Điều này có thể làm giảm lượng máu kinh hoặc gây trễ kinh.
  • Thay đổi loại thuốc tránh thai hoặc liều lượng của estrogen.
  • Những hormone trong thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, gây xuất huyết tử cung bất thường và do đó làm giảm lượng máu kinh. 
  • Dùng thuốc tránh thai quá nhiều, quá lâu có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung và gây chảy máu bất thường, hoặc thậm chí có thể khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng đến mức không còn khả năng để bong tróc, dẫn đến vô kinh.
  • Ngừng thuốc tránh thai khiến nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể giảm đột ngột, dẫn đến những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc tránh thai có chứa thành phần gây ức chế hấp thụ canxi. Chính vì thế nếu sử dụng trong thời gian dài thì chị em sẽ bị thiếu canxi, khiến kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn so với bình thường.

So với thuốc tránh thai kết hợp cả hai hormone, dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dễ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau khi dùng thuốc hơn.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai

Vì nội tiết tố giảm đột ngột sau khi ngừng uống thuốc tránh thai nên nhiều phụ nữ nhận thấy những biến động trong chu kỳ kinh nguyệt về thời gian hành kinh, số lượng máu kinh và chu kỳ kinh. Các biểu hiện phổ biến của tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có thể là:

  • Vô kinh: Thuốc tránh thai có thể ức chế quá trình rụng trứng, nhưng nếu uống không đúng cách sẽ làm cho quá trình điều tiết hormone bị thay đổi, có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai, cụ thể là khiến trứng không thể rụng, dẫn đến không có kinh nguyệt (mất kinh).
  • Rong kinh, rong huyết là một dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai
  • Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn
  • Ngừng thuốc tránh thai có kinh sớm hơn 7 ngày và điều này xảy ra trong nhiều tháng liên tục sau khi uống thuốc tránh thai
  • Chậm kinh (trễ kinh): Chu kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn 7 ngày và điều này xảy ra trong nhiều tháng liên tục sau khi uống thuốc tránh thai
  • Lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ nhiều hơn bình thường
  • Lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ ít hơn bình thường
  • Ra máu bất thường hoặc ra máu không đều
  • Màu sắc máu kinh thay đổi.

Các biểu hiện khác đi kèm rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai, bao gồm máu kinh vón cục, có mùi hôi… có thể là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm không?

rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

Bạn đang thắc mắc rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai có nguy hiểm không? Câu trả lời chính là rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai là một tác dụng phụ phổ biến nhưng hiếm khi nguy hiểm của biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai, đừng quá lo lắng. Thông thường, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai chỉ kéo dài từ 1 – 3 tháng rồi sẽ trở lại bình thường. Khoảng thời gian ngừng thuốc tránh thai này là giai đoạn để cơ thể thích nghi với sự thay đổi đột ngột của việc dừng uống thuốc tránh thai. Lúc này, cơ thể bạn sẽ tự điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai kèm những dấu hiệu bất thường, như máu kinh màu đen, vón cục như bã đậu hoặc có mùi hôi, hay gặp phải bất kỳ vấn đề gì khiến bạn lo lắng sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, hãy đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bị rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai nên làm gì?

Nếu như bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai kèm những dấu hiệu bất thường, hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách. Trường hợp nếu chỉ đơn thuần là những rối loạn nhẹ phổ biến sau khi uống thuốc tránh thai, việc áp dụng một số biện pháp sau sẽ hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai:

  • Ăn uống lành mạnh: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và ăn nhiều rau củ, trái cây, đặc biệt là mầm đậu nành và những thực phẩm chứa phytoestrogen – hợp chất estrogen tự nhiên có trong thực vật có tác dụng tương tự hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ – sẽ giúp hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.
  • Tập thể dục thường xuyên cũng là cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc… Điều này có thể giúp thuốc tránh thai hoạt động hiệu quả hơn, từ đó khắc phục được vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.
  • Sử dụng các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết như tinh chất mầm đậu nành, tinh dầu hoa anh thảo, những thực phẩm tốt cho sức khỏe có chứa axit alpha lipoic và selen… Khi nội tiết tố được cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên đều đặn hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/roi-loan-kinh-nguyet-sau-khi-uong-thuoc-tranh-thai-1758 Ngày truy cập: 17/06/2022

The Pill and Irregular Periods https://www.sutterhealth.org/ask-an-expert/answers/the-pill-irregular-periods Ngày truy cập: 17/06/2022

Abnormal Uterine Bleeding Associated with Hormonal Contraception https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2002/0515/p2073.html Ngày truy cập: 17/06/2022

Menstrual impact of contraception https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8178900/ Ngày truy cập: 17/06/2022

Birth Control and Your Period https://www.yourperiod.ca/normal-periods/birth-control-and-your-period/ Ngày truy cập: 17/06/2022

Managing Menstruation with Hormonal Contraceptives https://www.chop.edu/news/health-tip/managing-menstruation-hormonal-contraceptives Ngày truy cập: 17/06/2022

Abnormal Vaginal Bleeding & Birth Control https://obgyn.coloradowomenshealth.com/health-info/birth-control/medical-conditions-birth-control/vaginal-bleeding Ngày truy cập: 17/06/2022

Phiên bản hiện tại

02/11/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: thuphuong.nguyen


Bài viết liên quan

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn kinh nguyệt


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 02/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo