Niêm mạc tử cung mỏng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. Hơn nữa, tình trạng niêm mạc tử cung không đạt độ dày tiêu chuẩn còn có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh nhân tạo và làm giảm tỷ lệ thụ thai.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Niêm mạc tử cung mỏng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. Hơn nữa, tình trạng niêm mạc tử cung không đạt độ dày tiêu chuẩn còn có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh nhân tạo và làm giảm tỷ lệ thụ thai.
Niêm mạc tử cung còn được gọi là nội mạc tử cung. Đây là lớp mô bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc này có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau trong tháng. Vì vậy, điều mà nhiều chị em quan tâm là niêm mạc tử cung có độ dày bao nhiêu được xem là bình thường? Nếu niêm mạc mỏng thì có điều trị được không? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là lớp niêm mạc mềm xốp bao phủ bề mặt bên trong của tử cung. Cấu tạo của niêm mạc tử cung gồm 2 phần:
Đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới, độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng một vai trò rất quan trọng. Vì khi độ dày niêm mạc ở tình trạng bình thường thì phôi thai mới có thể làm tổ và phát triển được. Trong đó, các nghiên cứu y khoa đã đưa ra chỉ số về độ dày niêm mạc tử cung theo từng thời điểm:
Dựa trên tiêu chuẩn này, nếu lớp niêm mạc tử cung có độ dày dưới 7 – 8 mm sẽ được xem là niêm mạc mỏng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong hầu hết trường hợp thì phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng thường khó thụ thai hoặc khó giữ thai.
Hiện nay, chỉ có siêu âm đầu dò âm đạo mới xác định độ dày của niêm mạc tử cung một cách chính xác. Tuy nhiên, đối với tình trạng niêm mạc tử cung mỏng, bạn vẫn có thể nhận biết sớm hơn qua một số triệu chứng sau đây:
Nếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng như trên thì nên sớm đi khám phụ khoa để kiểm tra độ dày niêm mạc tử cung. Từ đó có thể điều trị kịp thời nếu được chẩn đoán niêm mạc tử cung mỏng.
Niêm mạc tử cung mỏng là vấn đề phổ biến và là một trong những nguyên gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới. Những nguyên nhân gây ra tình trạng niêm mạc mỏng bao gồm:
Việc điều trị niêm mạc tử cung mỏng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng thụ thai tự nhiên lẫn thụ thai nhân tạo. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng để giúp lớp niêm mạc tử cung trở lại độ dày bình thường:
Cơ thể có nồng độ estrogen thấp là nguyên nhân cơ bản khiến niêm mạc tử cung trở nên mỏng hơn. Do đó, bạn nên bổ sung estrogen bằng đường uống hoặc dưới dạng gel. Liệu pháp này sẽ kích thích sự phân chia tế bào trong lớp nội mạc tử cung và tăng độ dày để giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng.
Vì niêm mạc tử cung có một số tế bào giống với tế bào gốc trung mô (một loại tế bào có vai trò xây dựng và phát triển lớp nội mạc tử cung). Do đó, người ta bắt đầu nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật bơm G-CSF (Granulocyte colony – stimulating factor) vào buồng tử cung để tăng sản xuất các tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu ở tủy xương để có thể kích thích lớp nội mạc tử cung phát triển.
Tình trạng dính buồng tử cung là nguyên nhân ngăn chặn sự tái tạo bình thường của lớp niêm mạc tử cung. Do đó, phương pháp điều trị cần thiết trong trường hợp này là phẫu thuật nội soi tử cung để gỡ dính. Qua đó tạo điều kiện cho nội mạc tử cung phát triển trở lại.
Ngoài việc điều trị theo một trong các phương pháp y khoa kể trên, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp như tập thể dục, bổ sung vitamin E, uống sữa đậu nành… để cải thiện lưu lượng máu đến tử cung và tăng độ dày cho lớp niêm mạc.
Niêm mạc tử cung mỏng là tình trạng không bình thường vì có thể làm giảm đi cơ hội làm mẹ của bạn. Do đó, dù không có các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn vẫn nên đi khám phụ khoa để sớm phát hiện nếu như độ dày niêm mạc tử cung có dấu hiệu bất thường. Qua đó điều trị kịp thời để tránh nguy cơ vô sinh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!