backup og meta

Bị rụng tóc ở tuổi dậy thì có sao không? Làm thế nào để ngăn ngừa?

Bị rụng tóc ở tuổi dậy thì có sao không? Làm thế nào để ngăn ngừa?

Tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì dù không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra do một số nguyên nhân tiềm ẩn. Trẻ có thể phòng ngừa tóc rụng nhiều bằng cách chú ý hạn chế các tác động căng kéo tóc, làm tổn thương da đầu, yếu chân tóc.

Tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm yếu tố di truyền (gene), mất cân bằng hormone, ảnh hưởng từ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Một số trường hợp, tóc sẽ bớt rụng và trạng thái tóc tốt trở lại khi được điều trị thích hợp. Tình trạng tóc rụng quá sớm ở độ tuổi dậy thì sẽ khiến cho các trẻ vị thành niên cảm thấy tự ti về ngoại hình hoặc bị trêu chọc, ảnh hưởng đến tâm lý. Để có được mái tóc dày khỏe, kích thích mọc tóc và hạn chế tóc rụng thì bạn cần tìm hiểu, xác định rõ nguyên nhân liên quan, từ đó có phương pháp “xử lý” hiệu quả.

Bị rụng tóc ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân do đâu? 

Đa phần các trường hợp tóc rụng nhiều, mái tóc trở nên thưa, mỏng hơn thường gặp ở người trong độ tuổi trưởng thành trở đi. Các trường hợp rụng tóc ở tuổi dậy thì ít phổ biến hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra do một số nguyên nhân sau đây: 

1. Di truyền 

Rụng tóc do androgen là một dạng rụng tóc có tính di truyền, còn được gọi là hói đầu kiểu nam hoặc hói đầu kiểu nữ. Tình trạng này thường xảy ra theo một kiểu mẫu có thể dự đoán trước.

Hói đầu kiểu nam thường có biểu hiện đường chân tóc tụt xuống theo hình dạng chữ M, chữ V hoặc chữ U, đồng thời hói dần ở đỉnh đầu. Ở nữ giới thì mọi người sẽ nhận thấy độ dày của tóc mỏng dần theo từng phần. Bạn có nhiều khả năng bị rụng tóc theo dạng này nếu có người thân gặp tình trạng như vậy.

Rụng tóc do androgen đôi khi xảy ra ở độ tuổi dậy thì nhưng không phổ biến. Phần lớn trường hợp sẽ bắt đầu rụng tóc từ độ tuổi trưởng thành.

2. Rụng tóc ở tuổi dậy thì từng vùng do tự miễn 

trẻ dậy thì bị rụng tóc do tự miễn

Tình trạng tự miễn có thể khiến tóc rụng thành từng vùng, từng mảng để lộ phần da đầu tại đó ra ngoài. Đây là trường hợp hệ miễn dịch tự tấn công các nang tóc khỏe mạnh dẫn đến tóc rụng từng vùng, ngoài tóc còn có thể gây rụng lông mày, lông mi hoặc lông trên từng vùng cơ thể.

Hầu hết mọi người mắc phải căn bệnh này trước tuổi 30, có khả năng xảy ra từ khi còn nhỏ.

3. Bệnh tuyến giáp 

Các vấn đề bệnh lý ở tuyến giáp gây ra tìng trạng sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây rụng tóc hoặc làm sợi tóc giòn, dễ gãy hơn.

Tóc rụng do bệnh tuyến giáp thường biểu hiện dưới dạng tóc mỏng đều trên da đầu, dễ gặp phải ở những người mắc bệnh nặng hoặc kéo dài. Tin mừng là tóc sẽ bắt đầu mọc trở lại bình thường khi được điều trị đúng cách.

4. Bệnh lupus gây rụng tóc ở tuổi dậy thì 

Lupus cũng là một bệnh tự miễn khi hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô, cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng bệnh lupus bao gồm đau khớp, mệt mỏi, phát ban hình cánh bướm và rụng tóc.

Người bệnh lupus thường nhận thấy tóc mỏng dần đi. Tình trạng này có thể hồi phục hoặc không.

5. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở phụ nữ gây ra tình trạng dư thừa androgen hoặc hormone sinh dục nam. Điều này gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Ví dụ, khi nữ giới sản xuất nhiều hormone testosterone gây ra các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn, mụn trứng cá và rụng tóc.

Tóc có thể phục hồi trở lại khi tình trạng mất cân bằng hormone được điều trị.

6. Tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp điều trị 

Một số loại thuốc và phương pháp điều trị có thể gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì, chẳng hạn như:

7. Rụng tóc ở tuổi dậy thì do tác động từ việc chăm sóc tóc, nhuộm và tạo kiểu tóc 

Nhuộm tóc thường xuyên hoặc tạo kiểu tóc với các hóa chất có thể gây hư hại đến tóc, dẫn đến tình trạng gãy, rụng tóc nhiều hơn. Tác động từ các sản phẩm này thường không ảnh hưởng đến chân tóc và tóc có khả năng mọc lại, phục hồi bình thường khi bạn ngưng sử dụng.

Nước hồ bơi có chứa clor, hóa chất tẩy tóc hoặc để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng là những tác nhân gây hư tổn đến mái tóc.

8. Sự gián đoạn của chu kỳ tăng trưởng tóc 

bị rụng tóc ở tuổi dậy thì do gián đoạn tăng trưởng tóc

Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể gây ra những tác động xấu đến vùng da xung quanh nang tóc. Khi đó, tóc không có điều kiện thuận lợi để phát triển, tăng trưởng.

Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến khiến tóc mỏng tạm thời, nhất là ở những bé gái đang trong độ tuổi dậy thì. Khoáng chất sắt giúp hỗ trợ vận chuyển máu và oxy đi khắp cơ thể, cũng như cần thiết cho sự phát triển của tóc.

9. Các nguyên nhân khác gây rụng tóc ở tuổi dậy thì 

Một số nguyên nhân khác góp phần gây rụng tóc ở tuổi dậy thì nhiều hơn bình thường gồm:

  • Tóc rụng do bị kéo căng: thường gặp ở những người có thói quen gây hại cho tóc như buộc tóc quá chặt trong thời gian dài. Tóc sẽ rụng theo đường chân tóc và có thể phục hồi trở lại nếu bạn can thiệp sớm.
  • Rối loạn nhổ tóc (trichotillomania): Đây là một rối loạn tâm lý khiến người bệnh cảm thấy muốn tự nhổ tóc của chính mình. Triệu chứng bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 10 – 13.
  • Hắc lào trên da đầu: là một bệnh nhiễm nấm da đầu gây ra các mảng da ngứa và bong tróc thành vảy trên da đầu. Một số trường hợp, hắc lào gây viêm dẫn đến sẹo và rụng tóc.
  • Rụng tóc telogen (telogen effluvium): một dạng rụng tóc tạm thời gây ra tình trạng tóc rụng quá nhiều. Căng thẳng, bệnh tật, sinh con hoặc sụt cân là những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến dạng rụng tóc này.

9 nguyên nhân gây rụng tóc tuổi dậy thì phổ biến là:

  1. Di truyền
  2. Tình trạng tự miễn
  3. Bệnh tuyến giáp
  4. Bệnh lupus
  5. Hội chứng buồng trứng đa nang
  6. Tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp điều trị
  7. Tác động từ việc chăm sóc tóc, nhuộm và tạo kiểu tóc
  8. Sự gián đoạn của chu kỳ tăng trưởng tóc
  9. Các nguyên nhân khác gây rụng tóc ở tuổi dậy thì như rối loạn nhổ tóc, hắc lào trên da, rụng tóc telogen…

Triệu chứng rụng tóc ở tuổi dậy thì 

Thanh thiếu niên có thể bị rụng tóc thành từng vùng, tóc mỏng đi hoặc rụng tóc theo kiểu hình hói đầu tùy vào nguyên nhân. Nếu rụng tóc do ảnh hưởng từ bệnh lý, bạn sẽ gặp thêm một số triệu chứng khác kèm theo.

Các tình trạng rụng tóc cùng dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng như sau:

Dạng rụng tóc Rụng tóc theo từng mảng Rụng tóc theo kiểu hình hói đầu Tóc mỏng, thưa đều Rụng tóc toàn phần Rụng tóc theo đường chân tóc
Rụng tóc từng vùng
Rụng tóc do androgen
Trị liệu tóc, nhuộm tóc, tạo kiểu tóc
Lupus
Thiếu chất
Tác dụng phụ của thuốc, điều trị
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hắc lào trên da đầu
Rụng tóc telogen
Bệnh tuyến giáp
Rụng tóc do kéo căng
Rối loạn nhổ tóc

Bị rụng tóc ở tuổi dậy thì được chẩn đoán như thế nào? 

bị rụng tóc ở tuổi dậy thì

Bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì dựa trên việc khám sức khỏe và kiểm tra tiền sử bệnh lý. Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra kéo tóc (pull test) để ghi nhận số lượng tóc rụng và kiểm tra da đầu dưới kính hiển vi.

Nếu nghi ngờ tình trạng rụng tóc liên quan đến cân bằng nội tiết tố hoặc thiếu chất, bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu. Một số trường hợp, bác sĩ cần lấy mẫu sinh thiết nhỏ ở da đầu.

Rụng tóc ở tuổi dậy thì được điều trị như thế nào? 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc mà bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị có hiệu quả nhất. Một số trường hợp, tóc sẽ phục hồi trở lại bình thường nếu được điều trị đúng cách.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tham khảo cho các dạng rụng tóc theo nguyên nhân. Lưu ý là thông tin này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin để tham khảo, không phải hướng dẫn điều trị tiêu chuẩn.

Dạng rụng tóc theo nguyên nhân Lựa chọn điều trị rụng tóc ở tuổi dậy thì
Rụng tóc từng vùng Corticosteroid đường tiêm, thuốc mỡ hoặc đường uống
Do gene di truyền Sử dụng thuốc như minoxidil
Trị liệu tóc, nhuộm tóc, tạo kiểu tóc Tránh sử dụng thêm các sản phẩm tác động lên tóc trong thời gian gần
Lupus Tránh ánh nắng mặt trời, giảm thiểu căng thẳng, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Thiếu chất Bổ sung chất dinh dưỡng, điều trị tình trạng thiếu chất
Tác dụng phụ từ thuốc Điều chỉnh liều thuốc hoặc đổi loại thuốc sử dụng
Hội chứng buồng trứng đa nang Dùng thuốc như metformin và thuốc tránh thai
Hắc lào trên da đầu Dùng thuốc kháng nấm, các dầu gội điều trị nấm được chỉ định
Rụng tóc talogen Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giảm thiểu căng thẳng, phương pháp dùng máu tự thân giàu tiểu cầu PRP, sử dụng thực phẩm bổ sung tốt cho tóc
Bệnh tuyến giáp Dùng thuốc cho tuyến giáp như tapazole
Rụng tóc do kéo căng Tránh cột tóc đuôi ngựa hoặc búi tóc chặt, dùng corticosteroid đường tiêm
Rối loạn nhổ tóc Trị liệu hành vi

Lưu ý

Thuốc minoxidil tại chỗ không được FDA chấp thuận dùng cho những người dưới 18 tuổi do thiếu nghiên cứu. Tuy nhiên, thuốc đã được sử dụng thành công trong một số nghiên cứu để điều trị rụng tóc theo các kiểu hình hói đầu. Bạn chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc này nếu bác sĩ chỉ định được dùng.

Rụng tóc ở tuổi dậy thì: Làm thế nào để ngăn ngừa? 

cách ngăn ngừa rụng tóc ở tuổi dậy thì

Với những nguyên nhân không thể chữa khỏi như do gene di truyền thì rất khó phòng ngừa, tình trạng rụng tóc vẫn sẽ tiến triển theo thời gian nhưng việc điều trị có thể làm chậm quá trình này.

Bạn có thể ngăn ngừa rụng tóc ở tuổi dậy thì do một số nguyên nhân có khả năng phục hồi lại tình trạng mọc tóc. Ví dụ, rụng tóc do bị mất cân bằng hormone vì có thể phòng tránh, điều trị bằng cách cải thiện nồng độ hormone, từ đó sự phát triển của tóc cũng trở lại bình thường.

Những điều bạn nên chú ý để hạn chế nguy cơ bị rụng tóc nhiều hơn là:

  • Cẩn thận khi chải tóc, buộc tóc và gội đầu, tránh kéo mạnh phần thân tóc vì có thể khiến tóc dễ rụng hơn.
  • Cố gắng không buộc tóc đuôi ngựa, buộc hai bên hay búi tóc quá chặt vì có thể gây rụng tóc dọc theo đường chân tóc phía trước.
  • Tránh sử dụng máy duỗi tóc hoặc hóa chất liên tục lên tóc để không gây hư hại tóc và kích ứng da đầu.

FAQ các vấn đề liên quan đến trình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì

1. Rụng tóc ở trẻ em 12 tuổi có sao không?

Tình trạng rụng tóc nhiều thường ít xảy ra ở trẻ em. Nếu nhận thấy biểu hiện rụng tóc ở trẻ em 12 tuổi thì bạn nên đưa trẻ đi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân. Một số bệnh lý tự miễn như rụng tóc từng vùng có thể khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ hoặc trong độ tuổi dậy thì. Những trường hợp này sẽ cần được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

2. Rụng tóc nhiều ở nam tuổi 15 có sao không?

Rụng tóc nhiều ở nam tuổi 15 có sao không?

Tóc thường rụng nhiều hơn theo thời gian, khi chúng ta bắt đầu già đi. Nếu tình trạng rụng tóc nhiều diễn ra ở các trẻ nam khoảng 15 tuổi thì cần được kiểm tra, xác định nguyên nhân. Tốt nhất, những trường hợp rụng tóc bất thường như vậy nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

3. Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 15 có sao không?

Tương tự như các trẻ nam, vấn đề gây rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 15 có sao không cần được đánh giá bởi bác sĩ có chuyên môn. Nếu do ảnh hưởng từ những tác nhân thay đổi được như thiếu chất, buộc tóc quá chặt, căng kéo da đầu thì có thể giải quyết và phục hồi mái tóc trở lại bình thường. Với những nguyên nhân tiềm ẩn khác cần phải xác định rõ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

4. Rụng tóc nhiều ở nam tuổi 17 có sao không?

Rụng tóc nhiều ở nam tuổi 17 cũng không phải là một vấn đề thường thấy. Do đó, nếu bạn cảm thấy tóc của trẻ rụng nhiều bất thường, rụng theo từng mảng hoặc tóc mỏng dần để lộ da đầu thì nên đưa con đến gặp bác sĩ để tìm kiếm nguyên nhân. Sau khi thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra cần thiết, bác sĩ có thể tìm ra lý do dẫn đến rụng tóc và đưa ra cách thức điều trị thích hợp.

5. Thiếu hụt vitamin nào gây rụng tóc ở trẻ tuổi dậy thì?

Việc thiếu hụt một số vitamin như vitamin C, D và E có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì. Nếu trẻ bị rụng tóc do thiếu chất, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp quá trình phát triển tóc trở lại bình thường.

Hello Bacsi hi vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu hơn về tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì từ đó có thể giúp trẻ phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hair Loss (Alopecia) in Children https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/Hair-Loss-Alopecia.aspx Ngày truy cập 06/11/2024

The diagnosis of androgenetic alopecia in children: Considerations of pathophysiological plausibility https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31168786/ Ngày truy cập 06/11/2024

Adolescent hair loss https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18622199/ Ngày truy cập 06/11/2024

Hair loss or alopecia https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/hair-loss Ngày truy cập 06/11/2024

A Worried Parent’s Guide to Teenage Hair Loss: Causes, Symptoms & Treatment Options https://www.advancedhair.uk/a-worried-parents-guide-to-teenage-hair-loss-causes-symptoms-treatment-options/ Ngày truy cập 06/11/2024

What Causes Hair Loss in Teenagers, and How to Treat It https://www.healthline.com/health/teenage-hair-loss Ngày truy cập 06/11/2024 

Phiên bản hiện tại

19/11/2024

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo