backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Điều trị rụng tóc bằng phương pháp PRP

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh · Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 17/05/2022

Điều trị rụng tóc bằng phương pháp PRP

Tóc rụng từng đám khiến bạn lo lắng sau mỗi lần gội đầu. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị rụng tóc. Chữa rụng tóc bằng công nghệ prp đang là một trong những phương pháp tiên tiến giúp kích hoạt các nang tóc không còn hoạt động, từ đó tóc mọc lại tự nhiên giúp bạn lấy lại tự tin với mái tóc của mình. Vậy phương pháp PRP điều trị rụng tóc là gì? Những lưu ý sau điều trị PRP cho tóc?

Nguyên nhân rụng tóc là gì?

Tóc sẽ đồng thời phát triển mọc tóc mới trong khi những sợi tóc khác rụng đi. Trung bình mỗi ngày, chúng ta có thể mất 50-100 sợi tóc. Đây này là điều tự nhiên trong vòng tròn phát triển của tóc. Tuy nhiên, với tóc rụng nhưng nang tóc không còn hoạt động, tóc mới không được thay thế. Khi đó, nguyên nhân gây rụng tóc có thể bao gồm:

  • Cơ thể thiếu hụt Vitamin: Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin, và sắt, các nang tóc không được phát triển do máu thiếu lượng hồng cầu vận chuyển các dưỡng chất đi nuôi các tế bào tóc.
  • Ăn kiêng không đúng cách: Một số người giảm cân với chế độ ăn uống quá hà khác khiến cơ thể bị suy nhược, tình trạng rụng tóc càng nghiêm trọng hơn.
  • Nhuộm tóc, tạo kiểu tóc quá nhiều: Thói quen nhổ tóc và thường xuyên tác động lên tóc do nhuộm, uốn tóc sẽ khiến tóc dễ bị gãy, và rụng thưa dần.

Điều trị rụng tóc

  • Các chất độc hại do hóa trị, xạ trị (điều trị ung thư): Trong quá trình điều trị ung thư, các hóa chất được sử dụng xạ trị hoặc hóa trị sẽ làm tóc bị rụng tạm thời. Tuy nhiên, tóc vẫn có thể mọc và phát triển trở lại khi bạn ngừng điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị.
  • Căng thẳng: Bị căng thẳng trong thời gian dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu các dưỡng chất để nuôi tóc. Từ đó, sẽ khiến tóc dễ rụng
  • Bệnh về tuyến giáp: Có thể làm ngưng sự phát triển của tóc
  • Do sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng: Thuốc điều trị các bệnh huyết áp, bệnh gút và thuốc chứa nhiều vitamin A.
  • Rối loạn nội tiết tố do sử dụng thuốc tránh thai. Ngoài ra, rối loạn hormone còn thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh và giai đoạn mãn kinh: Tình trạng rụng tóc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi lượng estrogen bị giảm suốt giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ
  • Do gen di truyền: Bạn có thể bị rụng tóc do gen từ thế hệ đi trước bố mẹ
  • Tuổi tác: Người cao tuổi thường bị rụng tóc do quá trình lão hóa khiến nang tóc chậm phát triển.
  • Ngoài ra do một số bệnh lý ở da đầu cũng có thể gây rụng tóc từng mảng.

    Điều trị rụng tóc

    >>> Đọc thêm: Rụng tóc từng mảng

    Phương pháp PRP điều trị rụng tóc là gì?

    PRP (platelet-rich plasma) là phương pháp sử dụng máu tự thân giàu tiểu cầu để giúp tóc mọc tự nhiên bằng cách cung cấp máu cho nang lông, kích thích các tế bào gốc nang tóc phát triển. Máu giàu tiểu cầu này (PRP) sẽ tác động khiến nang tóc ngưng hoạt động chuyển sang nang tóc hoạt động.

    Quy trình thực hiện PRP trị rụng tóc

    Tiêm PRP trị rụng tóc là một trong những cách điều trị rụng tóc hiệu quả và đang được sử dụng ở nhiều bệnh viện hoặc các phòng khám da liễu. Trong phác đồ điều trị rụng tóc bằng liệu pháp PRP, bác sĩ có thể thực hiện theo quy trình sau:

    • Bước 1: Kiểm tra và đánh giá tình trạng rụng tóc của bạn 
    • Bước 2: Tiến hành lấy máu và đặt vào máy ly tâm. Sau khoảng 10-15 phút được quay ly tâm, mẫu máu sẽ tách thành ba lớp: Huyết tương giàu tiểu cầu, huyết tương ít tiểu cầu và các tế bào hồng cầu.

    Các tế bào giàu tiểu cầu sẽ được máy tách ra, tạo thành nồng độ huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tự thân chứa nồng độ cao của các yếu tố tăng trưởng.

    • Bước 3: Bạn sẽ được tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào chân tóc để kích thích sự phát triển của nang lông.

    Điều trị rụng tóc

    Hầu hết liệu pháp PRP cần được thực hiện nhiều lần điều trị (mỗi lần điều trị cách nhau 4-6 tuần. Để duy trì kết quả điều trị, bạn có thể cần thực hiện lại liệu trình sau 4 điến 6 tháng.

    >>> Tham khảo thêm: Lăn kim PRP có tốt không? Có nên lăn kim bằng máu tự thân

    Tác dụng phụ khi tiêm PRP trị rụng tóc

    Liệu pháp PRP sử dụng máu tự thân nên hạn chế được nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị rụng tóc có thể có một số tác dụng phụ sau đây:

    • Chấn thương mạch máu hoặc dây thần kinh
    • Nhiễm trùng
    • Vôi hóa tại các điểm được tiêm
    • Gây sẹo.

    Ngoài ra nếu bạn có phản ứng phụ với thuốc gây tê, bạn nên thông báo với bác sĩ da liễu để có hướng giải quyết hiệu quả hơn

    Các đối tượng nên thận trọng với phương pháp PRP điều trị rụng tóc

    • Bệnh máu loãng
    • Nghiện thuốc lá
    • Lạm dụng chất kích thích, bia rượu
    • nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính
    • Bệnh gan mãn tính
    • Bệnh tuyến giáp
    • Lượng tiểu cầu trong máu thấp

     Chăm sóc tóc sau khi tiêm PRP trị rụng tóc

    Sau khi được chữa rụng tóc bằng công nghệ PRP, để đạt hiệu quả sau điều trị bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

    • Không làm ướt tóc ít nhất 3 tiếng sau điều trị
    • Không sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc tóc nào sau 6 giờ thực hiện điều trị
    • Tránh phòng tắm hơi, phòng xông hơi, hoặc tắm ở bể bơi trong 2 ngày sau khi điều trị.
    • Tránh hoạt động thể chất mạnh gây đổ mồ hôi sau 2 ngày điều trị 
    • Không sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá sau điều trị. Hút thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
    • Bạn có thể được bác sĩ da liễu kê đơn sử dụng thuốc Minoxidil kết hợp (nồng độ Minoxidil cho nữ 2%-3%;

      Minoxidil cho nam 5%) và cần sử dụng thuốc đúng chỉ định.

    >>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim PRP đúng cách

    Lưu ý bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu trong quá trình trình thực hiện liệu trình PRP điều trị rụng tóc để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau điều trị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chữa rụng tóc bằng công nghệ PRP, giúp bạn đạt kết quả như mong muốn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

    Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 17/05/2022

    ad iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo