🔥 Bài đăng hot nhất

Chứng nghiện nhổ tóc

Ko bt sao từ hồi cuối năm lớp 9 bạn e chit nhổ tóc e vài sợi vì nó bảo tóc đó là tóc sâu tóc ngứa

Nhưng ko ngờ vài tuần sau e lại bị nghiện nhổ tóc k dừng lại được

Cho đêns lên lớp 10 đầu e bắt đầu có mảng hói nhỏ đi học cứ đội nón mũ rất e ngại người ta bàn tán về mik

K chỉ dừng lại ở đó ..bệnh nghiện nhổ tóc đã theo e đến năm 12 bây giờ

Bh đầu em hói rất nghiêm trọng

Đi hock rất ngại vs bb

Luôn búi tóc và lấy phần tóc che đi mảng hói..vốn là 1 đứa sợ xã hội gặp căn bệnh này e càng ko dám ra ngoài đi chơi thậm chí ko có nổi 1 người bạn

Suốt ngày đi học về r lui thủi trong nhà

Vì chứng nghiện nhổ tóc nó khiến e thỏa mãn cảm xúc kho e suy nghĩ nhiều

Mỗi lần e suy nghĩ hay lo lắng thì bàn tay lại ko tự chủ được và cứ bứt đi

Xin bác sỹ cho lời khuyên ngăn

Năm nay e đang học 12 ạ ❤️‍🩹

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
45
2
4

4 bình luận

Hội chứng nghiện nhổ tóc (Trichotillomania) còn được gọi là hội chứng nghiện giật tóc hoặc rối loạn giật tóc. Đây là một rối loạn kiểm soát xung động mãn tính, đặc trưng bởi việc tự nhổ tóc của chính mình, dẫn tới rụng tóc đáng kể. Các khu vực phổ biến nhất để nhổ tóc là da đầu, lông mày và lông mi. Tuy nhiên người bệnh có thể nhổ tóc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Những người mắc hội chứng nghiện nhổ tóc thường biết rằng có thể gây ra tổn thương do hành vi nhổ tóc của mình nhưng họ không thể tự dừng lại. Họ có thể nhổ tóc khi căng thẳng như một cách nhằm cố gắng xoa dịu bản thân. Tùy thuộc vào từng cá nhân mà các triệu chứng cũng như ảnh hưởng sẽ ở mức độ khác nhau, có thể kiểm soát được hoặc trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính xác của hội chứng nghiện nhổ tóc vẫn chưa được biết đến. Nó có thể liên quan tới những thay đổi trong đường dẫn truyền não liên kết với các khu vực có liên quan đến cách mà bạn quản lý cảm xúc, chuyển động, tạo thói quen cũng như kiểm soát các xung động của mình.

Chứng rối loạn nhổ tóc gây ra nhiều đau khổ, cảm giác tự ti, ngại tiếp xúc, giáo tiếp cho người bệnh, có thể gây ra mất tóc, tổn thương da, nhiễm trùng..

Điều trị có thể dùng thuốc và các biện pháp tâm lý không dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ bệnh. Ý thức, tâm lý bệnh nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giảm các triệu chứng. Bạn có thể sử dụng các biện pháp như sau: Tìm hiểu về bệnh của mình, ghi lại những việc, những trường hợp mà mình hay nhổ tóc, hạn chế, tránh những trường hợp đó, thay thế hành vi nhổ tóc bằng hành vi khác như tập thở, tham gia hoạt động nào đó, hay bóp vật gì đó, mang găng tay, kiểm soát 2 tay.. Bên cạnh đó, chia sẽ vấn đề mình gặp phải cho người thân, lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, tránh lạm dụng chất.. Nếu không kiểm soát được, bạn nên đi khám chuyên khoa để được điều trị phù hợp.

Chúc bạn sức khoẻ.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Thứ nhất bạn ngừng suy nghĩ là mình nghiện nhổ tóc thay vì mình hay quyên cứ đưa tay lên đầu .

thứ hai bạn hiểu được là cảm xúc chỉ là đánh lừa khong co thật , chính vì thế mỗi khi cảm xúc bất an lo lắng bạn nên chuyển nó sang trạng thái thư giãn khác.

thứ ba là bạn nên nhờ mọt người thân o bên cạnh bạn nhiều nhất mỗi khi bạn đưa tay lên đầu họ sẽ giúp bạn lôi tay bạn ra và đang mọt cái thật đau vào tay .

cuối cùng nếu không co ai giúp hãy dùng mọt vật gì bó các ngón tay lại để khi cho lên đầu khong nhổ đuọc tóc và luôn nhác mình cái nói hom nay mình sẽ không nhổ tóc nữa mình làm đuọc mình làm đuọc . Chuc bạn thành công và nhớ áp dụng nhé mình chờ tin vui từ bạn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Có lẽ bạn cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, vì chứng nghiện của bạn khá là nặng rồi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng bạn đang mô tả có thể là một loại rối loạn gọi là chứng nghiện nhổ tóc (trichotillomania). Đây là một rối loạn tâm lý mà người bệnh có xu hướng nhổ hoặc kéo tóc của mình, thường là trong tình huống căng thẳng hoặc lo lắng.

Để giúp bạn ngăn chặn hành vi nhổ tóc, đầu tiên, bạn nên tìm hiểu về chứng nghiện nhổ tóc và hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cơ chế của nó. Bạn có thể tìm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý.

Sau đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự giúp như:

  1. Tìm hiểu về cảm xúc và tình huống gây ra hành vi nhổ tóc. Ghi chép lại những lần bạn nhổ tóc và cảm xúc bạn đang trải qua để nhận ra các mẫu hành vi và tìm hiểu cách xử lý cảm xúc đó một cách khác.

  2. Tìm thay thế cho hành vi nhổ tóc bằng những hoạt động khác như vẽ tranh, viết nhật ký, tập thể dục hoặc thực hiện các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền.

  3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc nhóm hỗ trợ. Chia sẻ với họ về tình trạng của bạn và nhờ họ giúp bạn theo dõi và ngăn chặn hành vi nhổ tóc.

  4. Nếu tình trạng của bạn không cải thiện sau khi thử các phương pháp tự giúp, bạn nên tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cung cấp các phương pháp điều trị phù hợp.

Nhớ rằng, quá trình ngăn chặn chứng nghiện nhổ tóc có thể mất thời gian và cần sự kiên nhẫn. Hãy kiên trì và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. Chúc bạn thành công và hy vọng bạn sẽ vượt qua được khó khăn này.

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!