Tình trạng chấn thương đầu ở trẻ xảy ra phổ biến ở những bé đang tập đi và trẻ nhỏ trong độ tuổi nhà trẻ (3 – 5 tuổi). Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ này cho trẻ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tình trạng chấn thương đầu ở trẻ xảy ra phổ biến ở những bé đang tập đi và trẻ nhỏ trong độ tuổi nhà trẻ (3 – 5 tuổi). Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ này cho trẻ.
Chấn thương đầu ở trẻ nhỏ là một tình trạng y tế cần sự quan tâm đặc biệt và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chấn thương đầu, cách xử trí khi bé bị chấn thương và các biện pháp phòng ngừa.
Tình trạng chấn thương đầu ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau khi bé té ngã hay va chạm mạnh hoặc bị một cú đánh vào đầu. Nguyên nhân có thể bao gồm:
Hầu hết các nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương ở đầu ở trẻ em là do ngã. Vởi trẻ sơ sinh, bé có thể bị ngã khi rơi ra khỏi giường/võng. Trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi mẫu giáo thường bị ngã khi leo trèo lên cao (bàn ghế, kệ sách, giường, khung cửa sổ…) hoặc ngã khi tìm cách đi lên/đi xuống cầu thang. Trong khi đó, nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương đầu ở trẻ trong độ tuổi lớn hơn thường là ngã khi đi xe đạp, ván trượt, xe điện cân bằng, chơi thể thao…
Một trong những điều đáng sợ nhất về chấn thương đầu là bạn không thể đánh giá được mức độ chấn thương mà trẻ gặp phải. Tình huống bé ngã từ khoảng cách ngắn thường chỉ khiến con bị chấn thương nhẹ, nhưng đôi lúc có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với ngã từ bàn cao hay cửa sổ.
Do đó, việc đánh giá chính xác tình trạng chấn thương của con và nhận diện các biểu hiện bất thường ở trẻ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tình trạng chấn thương của bé sẽ đặc biệt nghiêm trọng, nếu:
Nếu nhận thấy bé có một trong các biểu hiện trên sau khi bị té ngã, bạn cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá tình hình và chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bị té ngã gây chấn thương đầu, bạn nên đưa bé đi khám để đảm bảo an toàn cho trẻ dù trẻ không có các biểu hiện kể trên.
May mắn là hầu hết các tình trạng chấn thương đầu ở trẻ em do té ngã thường chỉ ở mức độ nhẹ. Do đó, trẻ sẽ không bị mất ý thức hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Trẻ thường khóc sau khi bị té ngã gây đau nhưng điều này nhanh chóng đi qua và bé lại vui chơi như bình thường. Do đó, bạn không cần phải đưa bé đến bệnh viện để chụp X-quang hay CT. Thay vào đó, bạn hãy theo dõi con tại nhà và tiến hành sơ cứu nếu:
Một số lầm tưởng phổ biến về chấn thương đầu ở trẻ dạng nhẹ bao gồm:
Bạn quá lo sợ con có thể gặp vấn đề nào đó nghiêm trọng sau khi bị chấn thương đầu dạng nhẹ nên không cho con đi ngủ vì sợ khó có thể nhận biết được các dấu hiệu bất thường. Nếu rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Tại đây, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình hình của bé để bạn yên tâm.
Thực tế là hầu hết trẻ em bị chấn thương đầu dạng nhẹ không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào nên bạn hàn toàn có thể để bé đi ngủ nếu đến giờ ngủ hoặc thời gian ngủ trưa. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi bé, đặc biệt là trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra chấn thương nhằm đảm bảo con không phát sinh vấn đề gì đáng nghi ngại. Nếu bé ngủ, đừng đánh thức con trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Đối với hầu hết trẻ nhỏ, nếu đã đến giờ đi ngủ mà bạn không cho bé vào giường, con sẽ trở nên cáu kỉnh. Điều này sẽ khiến việc nhận biết các bất thường của con trở nên khó khăn hơn.
Sự thật là hầu hết tình trạng sưng to ở đầu sau khi trẻ bị té ngã, chấn thương đều không thể khẳng định bé nứt hay vỡ xương sọ. Nếu cảm thấy bất an về tình trạng của con, bạn nên đưa bé đến bệnh viện.
Nếu có biểu hiện mất ý thức sau khi bị chấn thương, bé có nguy cơ cao đang bị chấn thương đầu nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tuy té ngã ở khoảng cách ngắn nhưng trẻ lại có nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng dù không có biểu hiện mất ý thức.
Sau khi con bị chấn thương, dù có đưa bé đến bệnh việc để khám hay không, bạn cũng nên theo dõi con cẩn thận. Hãy đưa con đi khám nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Trẻ nhỏ hay tìm cách leo trèo lên bàn, ghế, cầu thang, xe máy, kệ sách hoặc chạy vội vàng nên thường va vào các vật dụng trong nhà… Điều này làm tăng nguy cơ bé bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương đầu. Với những trẻ quá hiếu động hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe, thần kinh như bại não, động kinh, cha mẹ phải nghĩ đến việc cho bé đội mũ bảo hiểm khi chơi đùa và lót thảm cao su trong nhà.
Thực tế là rất khó có thể ngăn ngừa các tình huống dẫn đến té ngã của trẻ. Do đó, để hạn chế việc con bị chấn thương trong khi chơi đùa, đạp xe, chơi thể thao…, bạn nên thực hiện các điều sau:
Hello Bacsi hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng chấn thương đầu ở trẻ nhỏ, cách phòng ngừa tai nạn cho trẻ.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!