backup og meta

Trẻ bị đứt tay phải làm sao? Hướng dẫn cách xử lý từng trường hợp

Trẻ bị đứt tay phải làm sao? Hướng dẫn cách xử lý từng trường hợp

Đứt tay là tai nạn dễ xảy ra nhất trong cuộc sống hàng ngày khi bạn nấu nướng, làm việc… Đối với trẻ em, việc bị đứt tay dường như cũng rất phổ biến khi trẻ vui chơi, nghịch ngợm, khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, nhiều phụ huynh sẽ muốn tìm hiểu vấn đề trẻ bị đứt tay phải làm sao để cầm máu hiệu quả, vết thương nhanh lành, không để lại sẹo?

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ bị đứt tay đều có thể xử lý tại nhà. Trong bài viết sau, bạn có thể tham khảo các bước sơ cứu chi tiết đối với vết thương nhỏ ở tay. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý thêm các dấu hiệu cho thấy vết thương không thể cầm máu được và cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nhé!

Trẻ bị đứt tay phải làm sao? Hướng dẫn cách xử lý đối với từng trường hợp

Khi phát hiện trẻ bị đứt tay, đầu tiên là bạn cần bình tĩnh để có thể trấn an trẻ và cho trẻ biết rằng bạn có thể giúp. Hầu hết tai nạn đứt tay ở trẻ thường nhẹ nhưng vẫn có một số trường hợp nghiêm trọng hơn. Sau đây là hướng dẫn cách xử lý vết thương tại nhà đối với mỗi trường hợp:

1. Trẻ bị đứt tay phải làm sao? Trường hợp trẻ có vết đứt tay, vết cắt nhỏ

trẻ bị đứt tay phải làm sao

Mặc dù trẻ không bị đứt tay quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn phải ưu tiên việc cầm máu trước (nếu vết thương của trẻ đang chảy máu). Trước khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng rửa tay và đeo găng tay cao su tiệt trùng (nếu có). Tiếp theo, bạn có thể thực hiện xử lý vết đứt tay theo các bước sau:

  • Đặt một miếng gạc vô trùng hoặc một miếng vải khô, sạch lên vết cắt trên ngón tay trẻ. Sau đó, bạn dùng lực tay ấn mạnh trong khoảng 5 đến 10 phút để cầm máu, có thể lâu hơn nếu máu vẫn chưa ngừng chảy.
  • Nếu máu thấm qua gạc hoặc khăn vải thì bạn khoan gỡ ra. Thay vào đó, hãy đặt một miếng gạc khác đè lên và tiếp tục giữ chặt để cầm máu. Trong một số trường hợp khác, nếu vết thương của trẻ nằm ở cánh tay hoặc cẳng chân, bạn hãy nâng phần cơ thể đó cao hơn tim để giúp máu chảy chậm lại.
  • Khi máu đã ngừng chảy hoặc chỉ rướm ra rất chậm, bạn giúp trẻ rửa sạch vết cắt bằng nước nhưng chú ý không chà xát quá mạnh. Đối với vùng da xung quanh vết thương, bạn có thể rửa bằng xà phòng dịu nhẹ để làm sạch. Trong hầu hết trường hợp, bạn không cần dùng thêm dung dịch sát trùng vì có thể gây những phản ứng khó chịu cho da.
  • Cuối cùng, bạn dùng băng cá nhân hoặc băng gạc y tế để quấn lại, che đi vết đứt trên ngón tay của trẻ.

Trong quá trình phục hồi vết thương, bạn nên kiểm tra, làm sạch và thay băng cho trẻ mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt. Sau khi vết đứt tay đã khô, đóng vảy thì bạn không cần băng cho trẻ nữa. Ngoài ra, việc dùng kem bôi da hoặc thuốc mỡ kháng sinh thường không cần thiết đối với các vết đứt tay nhỏ miễn là bạn giữ vết thương sạch cho đến khi lành.

2. Trẻ bị đứt tay phải làm sao? Trường hợp trẻ có vết thương nghiêm trọng

Nếu trẻ bị đứt tay có xu hướng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chảy nhiều máu, vết cắt sâu… thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, bạn có thể thực hiện một vài bước sơ cứu cơ bản như sau để giúp trẻ cầm máu:

  • Rửa sạch vết thương bằng nước sạch 
  • Dùng băng gạc hoặc vải sạch, khô để quấn vết thương lại và dùng lực ấn để cầm máu
  • Nếu máu thấm qua băng, hãy đặt thêm một băng gạc khác lên trên và tiếp tục ấn
  • Nâng cao phần cơ thể bị thương để máu chảy chậm lại. Sau đó, băng lại vết thương bằng một băng mới và sạch.
  • Lưu ý rằng việc làm sạch vết thương là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng nước để vệ sinh vết thương. Tránh các sản phẩm khác như kem, thuốc sát trùng… vì có thể gây kích ứng vùng da bị thương hoặc khiến vết thương lâu lành.

Trường hợp nào trẻ bị đứt tay cần nhanh chóng đến bệnh viện?

trẻ bị đứt tay phải làm sao

Như đã đề cập, đối với vấn đề trẻ bị đứt tay phải làm sao? Hầu hết các trường hợp bạn đều có thể giúp trẻ xử lý vết thương tại nhà. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nghiêm trọng sau đây, bạn không nên chủ quan mà nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Vết thương của trẻ chảy nhiều máu, bạn không thể cầm máu hoàn toàn sau 15 đến 20 phút hoặc hơn
  • Vết đứt (vết cắt) dài, có thể sâu, hở nhiều
  • Vết thương là vết cắn do động vật hoặc con người gây ra
  • Vết thương bị đâm thủng do đinh hoặc được gây ra bởi các vật sắc nhọn gỉ sét, bẩn
  • Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, tiết dịch mủ, sốt.
  • Trong một vài trường hợp hiếm gặp nhưng nguy hiểm hơn, chẳng hạn như đầu ngón tay của trẻ bị cắt quá sâu dẫn đến đứt lìa, bạn nên cho bộ phận này vào túi nhựa kín, sạch và đặt trong thùng đá lạnh trước khi đưa đến bệnh viện để bác sĩ sơ cứu và xử lý.

Trên thực tế, nhiều cha mẹ thường bối rối khi thấy con bị thương và dễ hoang mang với vấn đề trẻ bị đứt tay phải làm sao? Thông thường, bạn không cần quá lo lắng với những vết thương nhỏ, nông vì có thể xử lý tại nhà nhanh chóng. Điều quan trọng hơn là bạn cần chú ý đến việc phòng ngừa tai nạn cho trẻ bằng cách dạy trẻ tránh xa các vật sắc nhọn. Đối với thanh thiếu niên, bạn nên dạy trẻ sử dụng dao, kéo… một cách thận trọng trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, nếu trẻ chưa tiêm phòng uốn ván, bạn nên sớm đưa trẻ đi chủng ngừa để ngăn rủi ro từ các vết thương do vật sắc nhọn, gỉ sét gây ra nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What to Do About Cuts

https://kidshealth.org/en/parents/cuts-sheet.html#:~:text=Rinse%20the%20cut%20or%20wound,body%20part%20to%20slow%20bleeding. Truy cập ngày 14/03/2023

Small Cuts and Scrapes

https://www.childrenshospital.org/conditions/small-cuts-and-scrapes Truy cập ngày 14/03/2023

Cuts, grazes and lacerations

https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Cuts_grazes_lacerations/ Truy cập ngày 14/03/2023

Lacerations (Cuts) Without Stitches in Children

https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02830 Truy cập ngày 14/03/2023

Abrasions and cuts

https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/abrasions Truy cập ngày 14/03/2023

Phiên bản hiện tại

28/03/2023

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 28/03/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo