backup og meta

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ và các lưu ý sau quá trình phục hồi

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ và các lưu ý sau quá trình phục hồi

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em là hồi chuông cảnh báo bố mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám. Những di chứng nghiêm trọng như chảy máu não, liệt tứ chi hay thậm chí tử vong có thể xảy ra ở trẻ bất cứ khi nào. Nhận biết sớm các dấu hiệu hồi phục giúp trẻ tái hòa nhập cuộc sống và sinh hoạt dễ dàng.

Trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 4 tuổi nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị chấn thương sọ não. Trẻ em thường hiếu động, trong lúc vui chơi chạy nhảy rất dễ bị va đập ở đầu nhưng không được phát hiện sớm. Bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ cũng như dấu hiệu hồi phục để giúp đỡ con.

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em

Các triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em có diễn biến phức tạp, nhiều khi không xuất hiện ngay lập tức. Đôi khi trẻ không thể mô tả chính xác những gì con cảm thấy.

Triệu chứng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn sau một va đập mạnh, tai nạn, té ngã làm tổn thương vùng đầu.

Các triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em có thể kể đến:

  • Trẻ đờ đẫn, khù khờ bất thường
  • Dễ cáu gắt và nổi giận
  • Mất khả năng giữ thăng bằng và đi đứng bình thường
  • Trẻ khóc nhiều không rõ nguyên nhân
  • Thay đổi trong thói quen ăn uống và ngủ
  • Trẻ không còn hứng thú với đồ chơi

Trẻ lớn hơn có thể xuất hiện các biểu hiện như:

  • Đau đầu, cảm giác nặng đầu
  • Mất nhận thức tạm thời
  • Lú lẫn
  • Thiếu máu
  • Nhức đầu, hoa mắt
  • Ù tai
  • Nôn, ói
  • Mệt mỏi
  • Nói không rõ lời
  • Trẻ phàn nàn về khả năng nhớ và tập trung
  • Thay đổi tính cách
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm và các vấn đề về tâm lý
  • Mất vị giác và thính giác.

Trẻ hồi phục sau chấn thương sọ não

Việc nhận biết trẻ đã sẵn sàng tái hòa nhập cuộc sống và có thể chơi đùa lại là việc rất quan trọng.

Trẻ có thể sẵn sàng chơi đùa trở lại khi con có thể tập trung tinh thần cho một hoạt động nào đó mà không có biểu hiện lú lẫn, hay quên hoặc đau đầu.

Bạn không nên cho trẻ chơi thể thao cho tới khi bé có thể nhận thức được mọi thứ xung quanh mình. Cần giám sát kỹ mọi biểu hiện của bé đồng thời báo cáo cho bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Khi bé cảm nhận được thế giới và có biểu hiện muốn hoạt động vui chơi, bạn cần lưu ý:

  • Không cho trẻ làm những hoạt động mạnh về tinh thần như nghe nhạc quá to, đọc sách, làm bài tập, tính toán hay lướt web
  • Từ từ chậm rãi từng bước, đừng quá vội vàng kẻo năng lượng giảm sút trong quá trình hồi phục
  • Nếu trẻ có thể chơi thể thao, chọn những hoạt động hết sức đơn giản và nhẹ nhàng, tránh những hoạt động thể chất cường độ mạnh, căng thẳng, có sự tranh đua…

Biểu hiện của triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em vô cùng đa dạng. Trong những dịp lễ Tết, hội hè vui chơi, tai nạn, té ngã rất dễ xảy ra đối với trẻ. Trẻ ở giai đoạn tập đi cũng rất dễ bị té và va đập ở đầu. Do đó, bạn cần để mắt đến bé kỹ hơn, mang nón bảo hộ cho bé tập đi trong suốt giai đoạn này nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

After Concussion: When Can Your Child Play? https://www.webmd.com/parenting/features/child-concusion-sports#1 Ngày truy cập 25/1/2018

Symptoms and causes of concussion: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/concussion/symptoms-causes/syc-20355594 Ngày truy cập 25/1/2018

Phiên bản hiện tại

04/09/2020

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 04/09/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo