backup og meta

Những điều bố mẹ cần biết để trẻ sinh non có thể phát triển tối ưu

Những điều bố mẹ cần biết để trẻ sinh non có thể phát triển tối ưu

Trẻ sinh non thường chưa phát triển hoàn thiện nên còn khá non nớt và cần được chăm sóc đặc biệt hơn so với các bé đủ tháng. Thế nhưng, chỉ cần ba mẹ chuẩn bị đầy đủ về tâm lý và kiến thức thì bé vẫn có thể phát triển đầy đủ và bắt kịp bạn bè ngay thôi.

Công việc chăm sóc trẻ sinh non luôn có nhiều khó khăn và thách thức vì bé cần nhiều sự quan tâm đặc biệt. Điều này đòi hỏi ba mẹ phải trang bị cho mình kiến thức và tâm lý vững vàng để đồng hành cùng con yêu trong quá trình phát triển. Mời các bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Hello Bacsi nhé! 

Thai nhi bao nhiêu tuần được coi là sinh non và sẽ có đặc điểm gì? 

Thông thường, thai kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Bé ra đời khi thai kỳ chưa hoàn tất thì được coi là sinh non. Những bé sinh thiếu tháng sẽ có một số đặc điểm khác bé sinh đủ tháng và cần được chăm sóc đặc biệt hơn.

1. Thai nhi bao nhiêu tuần được coi là sinh non? 

Sinh non có nghĩa là bé được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳTùy vào mức độ thiếu tháng, tình trạng sinh non có thể chia thành:

Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các trường hợp sinh quá thiếu tháng. Trẻ sinh càng thiếu tháng thì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe càng cao.

2. Trẻ sinh non có đặc điểm gì?

Một số đặc điểm của trẻ sinh non bao gồm:

  • Kích thước cơ thể nhỏ, kích thước đầu to hơn so với cơ thể.
  • Không tròn trịa, đầy đặn như trẻ đủ tháng do thiếu các tế bào dự trữ chất béo.
  • Có lông tơ bao phủ phần lớn cơ thể.
  • Nhiệt độ cơ thể thấp.
  • Thở khó khăn.
  • Gặp các vấn đề về bú.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non

Tác nhân dẫn đến tình trạng sinh non có thể do sức khỏe của mẹ hoặc các vấn đề liên quan đến thai nhi. Cụ thể: 

1. Nguyên nhân từ phía mẹ

Theo các chuyên gia sản khoa, việc mẹ bầu gặp một trong các vấn đề sức khỏe sau có thể là nguyên nhân gia tăng nguy cơ sinh non:

2. Nguyên nhân từ phía thai nhi

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ mẹ bầu thì các vấn đề của thai nhi cũng góp phần làm tăng nguy cơ sinh non:

Trẻ sinh non và các thắc mắc thường gặp

Trẻ sinh non và các thắc mắc thường gặp

Chăm sóc trẻ sinh non không phải là công việc dễ dàng nên ba mẹ có thể có nhiều băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp một cách thấu đáo.

1. Trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được? 

Nhìn chung, bé có tuổi thai càng lớn thì tỷ lệ nuôi được sẽ càng cao và nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe sẽ càng thấp.

  • Trẻ được sinh trước 24 tuần được xem là sinh cực non nên cơ hội sống sót thường chỉ dưới 50% và có nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về lâu dài là rất cao. Vào tuần thứ 24, tỷ lệ sống sót của bé có thể cao hơn một chút với khoảng 60-70%. 
  • Trẻ sinh non ở tuần 28 có tỷ lệ sống sót tương đối cao khoảng 80-90% và nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về lâu dài thường chỉ là khoảng 10%. 
  • Bé sinh ở 32 tuần tuổi có cơ hội sống sót lên tới khoảng 95%. Ngoài ra, nguy cơ tử vong của trẻ trong thời kỳ sơ sinh cũng rất thấp. 
  • Trẻ sinh ở tuần 34 trở về sau thường ít gặp các biến chứng về sức khỏe nên sẽ không cần phải ở lại bệnh viện quá lâu. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể phát triển rất tốt và khỏe mạnh như trẻ sinh đủ tháng nếu được chăm sóc đúng cách. 

2. Trẻ sinh non nằm viện bao lâu thì được về nhà? 

Đa số trẻ sinh non sẽ được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) trong vòng 24 giờ sau sinh. Thời gian trẻ được chăm sóc trong NICU sẽ phụ thuộc vào mức độ thiếu tháng và tình trạng sức khỏe của bé. Nhìn chung, trẻ sinh non thường sẽ phải ở lại bệnh viện ít nhất cho đến ngày dự sinh nên thời gian được xuất viện sẽ khác nhau với mỗi bé. Trẻ sinh non ở tuần 34 có thể cần ở lại bệnh viện từ 1 đến 2 tuần. Nếu sinh trước 34 tuần, bé có thể cần được chăm sóc NICU lâu hơn nên thời gian nằm viện có thể kéo dài đến vài tuần.

Ngoài việc phải ở lại bệnh viện cho tới ngày dự sinh, ngày xuất viện của bé còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế. Nếu muốn xuất viện về nhà, bé cần đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn về sức khỏe đối với trẻ sinh non như sau:

  • Trẻ có thể tự thở mà không cần hỗ trợ.
  • Trẻ thở đều và nhịp tim không bị chậm trong nhiều ngày liên tiếp.
  • Trẻ đáp ứng và phối hợp tốt khi được cho bú, dù bú mẹ trực tiếp hay bú bình.
  • Trẻ tăng cân đều đặn, nhờ đó có thể tự duy trì nhiệt độ cơ thể khi nằm trong cũi mở.

Ngoài ra, trẻ sinh non cũng cần thực hiện một số kiểm tra trước khi xuất viện như khám mắt, kiểm tra thính giác, kiểm tra tình trạng tăng bilirubin trong máu, tầm soát bệnh tim bẩm sinh

Bên cạnh việc đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe của bé trước khi xuất viện, ba mẹ cũng cần học cách hồi sức tim phổi cho trẻ sơ sinh để ứng dụng khi cần.

3. Trẻ sinh non hay gặp vấn đề gì? 

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non là:

  • Cân nặng lúc sinh quá thấp 
  • Chức năng phổi vẫn chưa hoàn thiện nên dễ bị suy hô hấp sau sinh và tử vong 
  • Hệ miễn dịch còn yếu nên tăng nguy cơ mắc các chứng nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi… 
  • Dễ gặp tình trạng rối loạn thân nhiệt. Bé có thể bị hạ thân nhiệt do thiếu lớp mỡ dưới da, từ đó làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh. Đôi khi, trẻ sinh thiếu tháng cũng bị tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt trung ương còn chưa hoàn thiện. 
  • Có nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến việc bú và tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, bú kém, trào ngược dạ dày thực quản… Tình trạng viêm ruột hoại tử cũng là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở trẻ sinh non. 
  • Di chứng về thần kinh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.  
  • Khiếm khuyết về thể chất bẩm sinh như mù, điếc, bệnh tim mạch… 

Cần nhớ rằng trẻ càng thiếu tháng thì các nguy cơ sức khỏe càng nghiêm trọng.

4. Nên ấp kangaroo cho trẻ sinh non đến khi nào?

Ấp kangaroo đến khi nào?

Phương pháp kangaroo hay còn gọi là da kề da chỉ việc mẹ ôm ấp bé, để bé tiếp xúc trực tiếp với da ngực của mình. Phương pháp chăm sóc này giúp:

  • Kiểm soát thân nhiệt của trẻ một cách hiệu quả.
  • Mẹ có thể cho bé bú dễ dàng hơn, từ đó đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
  • Xây dựng sự gắn bó giữa mẹ và bé.

Tiêu chuẩn để áp dụng phương pháp kangaroo là trẻ sinh non nặng từ 1800g trở lên và không gặp một số vấn đề thường thấy như thở nhanh hay suy hô hấp. Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe của bé để bé có thể được áp dụng phương pháp kangaroo càng sớm càng tốt sau sinh. Bạn có thể thực hiện phương pháp kangaroo liên tục ngay từ khi còn ở bệnh viện đến khi về nhà và cho tới khi trẻ đạt mức cân nặng là 2500 gram, tương đương với cân nặng của bé 40 tuần thai.

5. Có phải mọi trẻ sinh non đều mắc bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) không?

ROP là bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, một nhóm bệnh lý tăng sinh mạch máu võng mạc thường gặp ở bé sinh thiếu tháng. Tình trạng này có thể gây giảm thị lực và mù lòa nếu trẻ không điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sinh non đều sẽ mắc chứng ROP.

Tỷ lệ trẻ sinh non mắc ROP rơi vào khoảng 10%. Yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng này là tuổi thai quá nhỏ và cân nặng khi sinh thấp. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng là việc thở oxy, di truyền, dinh dưỡng, nhiễm trùng, thiếu máu… Trung bình, bệnh có thể sẽ khởi phát khoảng 3-4 tuần sau sinh tùy thuộc vào tuổi thai, cân nặng lúc sinh và các yếu tố nguy cơ khác.

6. Nên khám ROP cho trẻ sinh non khi nào?

Tại Việt Nam, tất cả trẻ sinh non dưới 34 tuần thai hoặc có cân nặng lúc sinh dưới 1800g đều phải khám tầm soát ROP. Bé sẽ được khám ROP vào thời điểm 3-4 tuần sau khi sinh hoặc khi tuổi hiệu chỉnh (tuổi tính từ lúc bé ra đời trừ đi số tuần hoặc tháng bé sinh sớm) đạt hơn 31 tuần.

7. Chi phí nuôi trẻ sinh non 33 tuần khoảng bao nhiêu?

Nếu muốn biết chi phí nuôi trẻ sinh non 33 tuần khoảng bao nhiêu, bạn cần biết cụ thể số ngày bé nằm viện, số lượng xét nghiệm cần thực hiện và loại thuốc bé sử dụng.

Ba mẹ có thể tham khảo các khoản phí sau để tạm tính chi phí nuôi trẻ sinh non 33 tuần nhé:

  • Chi phí ngày giường bệnh nội khoa nhi: 60.000 đồng/ngày
  • Chi phí hồi sức cấp cứu (nếu có): 112.000 đồng/ngày
  • Chi phí hồi sức tích cực (nếu có): 251.000 đồng/ngày 
  • Chi phí dùng máy thở: 315.000 đồng/ngày 
  • Chi phí bơm thuốc Curosurf hỗ trợ phổi: 13.990.000 đồng/lọ
  • Chi phí thực hiện các xét nghiệm cho bé: tùy xét nghiệm.

Trung bình, chi phí chăm sóc cho trẻ sinh non 33 tuần, nặng khoảng 1800-2300g trong 17-19 ngày là khoảng 20 triệu đồng. Tin vui là bảo hiểm y tế hoặc các loại bảo hiểm khác có thể hỗ trợ một phần chi phí này. 

Trẻ sinh non vẫn còn khá non nớt nên cần có điều kiện chăm sóc đặc biệt hơn so với các bé đủ tháng. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chuẩn bị tốt về tâm lý và kiến thức, bé vẫn có thể phát triển toàn diện và bắt kịp bạn bè cùng trang lứa dễ dàng đấy.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Premature birth https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premature-birth/symptoms-causes/syc-20376730 Ngày truy cập: 20/12/2024

Preterm birth https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth Ngày truy cập: 20/12/2024

Caring for Your Premature Baby at Home https://kidshealth.org/en/parents/preemie-care.html Ngày truy cập: 20/12/2024

Caring for a Premature Baby: What Parents Need to Know https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/preemie/Pages/Caring-For-A-Premature-Baby.aspx Ngày truy cập: 20/12/2024

Caring for your premature baby at home https://www.tommys.org/pregnancy-information/premature-birth/taking-your-baby-home/caring-your-premature-baby-home Ngày truy cập: 20/12/2024

Sinh non https://www.tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/sinh-non/ Ngày truy cập: 20/12/2024

Chỉ định khám ROP cho trẻ sinh non: Tư vấn từ A->Z https://mathanoi2.vn/kien-thuc/kham-rop-cho-tre-sinh-non.html Ngày truy cập: 20/12/2024

Chi phí cho trẻ sinh non https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/chi-phi-cho-tre-sinh-non/ Ngày truy cập: 20/12/2024

Chi phí điều trị trực tiếp cho trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1238 Ngày truy cập: 20/12/2024

Phiên bản hiện tại

26/12/2024

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo