backup og meta

Sinh non thai 33 tuần: Tỷ lệ sống sót và những rủi ro cần lưu ý

Sinh non thai 33 tuần: Tỷ lệ sống sót và những rủi ro cần lưu ý

Thai sinh non 33 tuần đồng nghĩa với việc bé chào đời sớm hơn dự định rất nhiều. Do vậy, bạn cần biết được những biến chứng sẽ xảy ra cũng như cách xử lý.

Trẻ sơ sinh chào đời trước khi mẹ bầu mang thai ít nhất 37 tuần thường được gọi là sinh non. Sự phát triển của trẻ sơ sinh lúc này vẫn chưa đi đến cột mốc cuối cùng trong toàn bộ chu kỳ 40 tuần mang thai. Do đó, cần phải có biện pháp chăm sóc đúng cách để đảm bảo thai 33 tuần sinh non được an toàn và khỏe mạnh.

Nguyên nhân thai sinh non 33 tuần

Có khá nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu chuyển dạ sinh non khi mới mang thai được 33 tuần. Những nguyên nhân đó bao gồm:

  • Mang đa thai
  • Bị nhiễm một căn bệnh khiến cơ thể phải chuyển dạ sớm
  • Kích thích trong tử cung hoặc cổ tử cung không có khả năng giữ an toàn cho em bé
  • Các vấn đề liên quan đến nhau thai có thể cần phải sinh em bé sớm hơn bình thường.

Rủi ro cho thai 33 tuần sinh non

Sinh non khi thai nhi 33 tuần dễ gặp phải một số rủi ro về sức khỏe, chẳng hạn như:

1. Trẻ sinh non 33 tuần bị nhẹ cân

Nếu em bé chào đời vào tuần thứ 33 của thai kỳ, cân nặng của trẻ thường vào khoảng 1,5 – 3 kg. Em bé dưới 2 – 2,5 kg sẽ cần đến những biện pháp hỗ trợ để có thể sống cho đến khi đạt được trọng lượng tiêu chuẩn.

Trọng lượng là thước đo của chất béo có trong cơ thể em bé, một yếu tố cần thiết nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể an toàn bên ngoài tử cung. Các loại máy sưởi hay lồng ấp đều có thể được sử dụng nhằm đảm bảo bé sẽ luôn trong tình trạng ấm áp.

Có thể bạn quan tâm: Những nguy cơ khi con sinh non 32 tuần và 36 tuần

2. Thai nhi 33 tuần sinh non bú kém

trẻ bú kém khi mẹ sinh non thai 33 tuần

Để bé tăng cân nhanh nhất có thể thì việc cho ăn là điều cơ bản cần phải thực hiện. Tuy nhiên, những em bé được sinh ra trước khi bước sang tuần thai thứ 34 không thể bú mẹ hiệu quả như mong muốn. Điều này cũng đồng thời dẫn đến việc phải cho thai 33 tuần sinh non ăn theo cách khác bởi tình trạng không bú tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, tạo ra chứng khó tiêu và các biến chứng nặng hơn.

Trong những trường hợp như vậy, cho ăn bằng ống là cách duy nhất để đảm bảo em bé có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Ống này sẽ đi thẳng vào dạ dày hay thậm chí có thể được tiêm qua tĩnh mạch.

3. Thai 33 tuần sinh non dễ bị phát triển kém

Một phần lớn sự phát triển của trẻ sơ sinh xảy ra bên trong bụng mẹ, quá trình này chuẩn bị cho bé có thể nhận thức được thế giới sau khi chào đời. Cho đến tuần thứ 35 của thai kỳ, não bộ của bé chỉ bằng 66% so với trẻ sinh đủ tháng. Do thai nhi 33 tuần sinh non, bộ não không có cơ hội phát triển đầy đủ, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi sau này trong cuộc sống.

4. Nguy cơ nhiễm trùng cao

Giống như não, một hệ thống khác đòi hỏi về thời gian bên trong bụng mẹ để có thể hoạt động ở mức tối ưu khi bé được sinh ra là hệ thống miễn dịch. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, em bé sẽ được tăng cường các kháng thể. Điều này giúp con vượt qua sự tấn công của vi khuẩn và tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi sinh.

Để đỡ sinh cho một ca chuyển dạ sinh non, các bác sĩ thường phải áp dụng nhiều thủ thuật y tế để giữ em bé sống. Điều này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nặng hơn cho bé sinh non 33 tuần tuổi.

Lưu ý về cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần tuổi

sinh non thai 33 tuần tuổi

trẻ sinh non cần có chế độ chăm sóc khác biệt so với trẻ sinh đủ tháng, bạn nên chú ý một số điều sau đây trong việc chăm sóc trẻ sinh non đúng cách:

  • Hạn chế số lượng người tương tác với em bé cho đến khi con có thời gian phục hồi
  • Nếu bất cứ ai bị bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh, đừng để người đó tiếp xúc với em bé vì hệ thống miễn dịch của con vẫn đang phát triển
  • Trước khi chạm vào em bé, hãy chắc chắn tay của bạn sạch sẽ và đã được khử trùng…

Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh?

Tỷ lệ sống sót của thai nhi 33 tuần

Tỷ lệ sống sót của em bé được sinh ra trong tuần thứ 33 của thai kỳ là 98%. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy em bé của bạn sẽ sống và phát triển khỏe mạnh dẫu cho tốc độ phát triển của con không quá nhanh so với những bé sinh đủ tháng.

Bé sinh ra khi mẹ mới mang thai 33 tuần sẽ ở trong lồng ấp bao lâu?

Đối với một em bé được sinh ra ở tuần thứ 33, thời gian lưu trú tại phòng chăm sóc đặc biệt thường dựa trên các biến chứng mà trẻ mắc phải. Trong hầu hết các trường hợp, quãng thời gian sẽ không quá dài. Các rắc rối về hô hấp có thể được điều trị sớm nhưng vấn đề cho ăn sẽ mất khá nhiều thời gian để bé làm quen với phản xạ mút và nuốt.

Dẫu cho ra đời khá sớm, nhưng khả năng thai nhi 33 tuần phát triển tốt là khá cao. Do đó, bạn đừng quá lo lắng và hãy chăm sóc bé theo lời khuyên của bác sĩ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Your Pregnancy Week by Week: Weeks 31-34 https://www.webmd.com/baby/guide/your-pregnancy-week-by-week-weeks-31-34#1 ngày truy cập 06/06/2019

A Weekly Look at Premature Babies and Complications https://www.verywellfamily.com/premature-babies-week-by-week-2748606 ngày truy cập 06/06/2019

Baby Born at 33 Weeks of Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/baby-born-at-33-weeks/ ngày truy cập 06/06/2019

Everything About Babies Born at 33 Weeks

https://flo.health/being-a-mom/your-baby/growth-and-development/babies-born-at-32-weeks Truy cập ngày 18/08/2022

My premature baby’s development in the womb-week 33

https://www.tommys.org/pregnancy-information/premature-birth/my-premature-babys-development-womb-week-33 Truy cập ngày 18/08/2022

Premature baby

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/premature-baby Truy cập ngày 18/08/2022

Phiên bản hiện tại

18/08/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 18/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo