Nhìn chung, tắm rửa trong thai kỳ vẫn là hoạt động an toàn nếu bạn tắm nước mát, nước ấm (không quá 37,8 độ C) hoặc tắm vòi sen nước mát. Ngược lại, đối với một số mẹ yêu thích tắm bồn nước nóng thì cần lưu ý rằng điều này có thể khiến thân nhiệt tăng cao và gây rủi ro cho sức khỏe thai kỳ.
Theo đó, Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã khuyến cáo, mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng và không bao giờ được để nhiệt độ cơ thể cốt lõi tăng quá 102.2 độ F (tương đương khoảng 39 độ C). Điều này đúng với lời khuyên mẹ bầu không nên sử dụng bồn tắm nước nóng trong thai kỳ.
Bởi vì đây là loại bồn tắm được lập trình để duy trì nhiệt độ nước nóng xấp xỉ 104 độ F (40 độ C) liên tục. Như vậy, chỉ mất 10 đến 20 phút ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể của bạn có thể tăng vượt mức khuyến nghị lên 102 độ F (38,8 độ C) hoặc cao hơn. Tình trạng này được xem là tăng thân nhiệt và hậu quả đối với mẹ bầu có thể là:
- Giảm huyết áp có thể gây mất oxy và dưỡng chất của em bé được truyền qua nhau thai. Từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai
- Cơ thể mẹ mất nước khi mang thai
- Yếu ớt, chóng mặt và ngất xỉu
- Đáng lo ngại hơn, một nghiên cứu cho thấy bà bầu tắm trong bồn tắm nước nóng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là khi tắm nước nóng nhiều trong 3 tháng đầu hoặc trong nước có các hóa chất khử trùng. Một số dị tật dễ xảy ra trong trường hợp này bao gồm khuyết tật ống thần kinh, thai vô sọ hoặc thoát vị rốn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!