Hay chảy máu chân răng là bệnh gì? Hiện tượng thay đổi nội tiết tố thường xuất hiện trong các giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ như khi dậy thì, khi mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi nội tiết tố là vấn đề khá phổ biến khiến bạn bị tăng nguy cơ chảy máu nướu.
Đối với nhiều người, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Vì trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới nướu và tăng tính nhạy cảm của nướu với kích thích gây chảy máu chân răng.
Cách chữa chảy máu chân răng

Răng chảy máu phải làm sao? Cách chữa chảy máu chân răng đôi khi chỉ là bạn cần phải thay đổi một số thói quen xấu trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất khi phát hiện chảy máu chân răng là bạn nên đi khám để tránh bị mất răng do quá chủ quan.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Răng chảy máu phải làm sao? Để có hàm răng khỏe, bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng kỹ càng và đúng cách. Đầu tiên, bạn cần ghi nhớ phải đánh răng 2 lần mỗi ngày là đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy. Khi đánh răng, bạn cần lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật như đánh dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, hoặc đánh xoay tròn ,dùng bàn chải mềm và không đánh răng quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc nướu dẫn đến chảy máu.
2. Răng chảy máu phải làm sao? Bổ sung các chất cần thiết

Bạn nên bổ sung các loại vitamin như vitamin C để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và vitamin K để hạn chế gây chảy máu chân răng. Bạn có thể nhận được vitamin C từ các loại trái cây như cam, bưởi, chanh và vitamin K khi ăn chuối hay củ cải.
Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá cũng đều giúp ích cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh nữa vì chất xơ trong rau củ có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt nướu tương tự như khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng.
3. Giảm căng thẳng để tránh chảy máu chân răng
Răng chảy máu phải làm sao? Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng là tình trạng căng thẳng kéo dài. Do đó, bạn hãy cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực, tránh bị căng thẳng để không bị chảy máu chân răng cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!