backup og meta

Chuyên gia giải đáp: Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Chuyên gia giải đáp: Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở thời điểm này, khi đã bước vào tuần thứ 4 của thai kỳ, bạn có thể vẫn chưa nhận ra mình đã thụ thai. Lúc này, cơ thể bạn và bé cũng có những thay đổi nhất định. Vậy thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào, đã vào tử cung hay chưa? 

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi, để từ đó có biện pháp chăm sóc thai kỳ thật tốt. Bởi đây là thời điểm rất quan trọng để bạn lên kế hoạch chăm sóc bản thân và bé yêu một cách toàn diện nhất.

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi diễn ra như thế nào?

Nhiều bà mẹ mới mang thai lần đầu thường hay băn khoăn thắc mắc thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào, không biết thai 4 tuần kích thước bao nhiêu, thai 4 tuần đã vào tử cung chưa? Để có câu trả lời, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin sau:

1. Thai 4 tuần phát triển như thế nào, thai 4 tuần kích thước bao nhiêu?

Theo các chuyên gia sản khoa, thai nhi 4 tuần tuổi thường dài khoảng 0,2cm, có kích cỡ tương ứng bằng một hạt anh túc. Ở thời điểm này, phôi thai hình thành 3 lớp, mỗi lớp sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận khác nhau:

  • Mô ngoài cùng (ngoại bì): Trở thành não và hệ thần kinh, da, móng, chân tóc, chân răng.
  • Mô giữa (trung bì): Trở thành tim, mạch máu, cơ và xương.
  • Mô trong cùng (nội bì): Trở thành phổi, đường ruột, dạ dày và bàng quang.

Ở thời điểm thai nhi 4 tuần tuổi, màng ối và túi noãn hoàng cũng bắt đầu phát triển:

  • Màng ối chứa đầy nước ối bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
  • Túi noãn sẽ tạo máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai được hình thành đầy đủ và có thể đảm nhận vai trò này.

2. Thai 4 tuần có tim thai chưa?

Nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai rất băn khoăn về việc thai 4 tuần có tim thai chưa? Theo các chuyên gia sản khoa, thai 4 tuần vẫn chưa có tim thai. Thông thường, tim thai sẽ xuất hiện ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuần thứ 11 tim thai bắt đầu đập nhẹ, sang tuần thứ 14, tim thai đập rõ hơn và đến tuần 20, mẹ có thể cảm nhận được nhịp đập tim thai rất mạnh mẽ (hay còn gọi là thai máy).

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Ở thời điểm thai nhi 4 tuần tuổi, màng ối và túi noãn hoàng cũng bắt đầu phát triển. Phôi thai hình thành 3 lớp, mỗi lớp sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận khác nhau:
  • Mô ngoài cùng (ngoại bì): Trở thành não và hệ thần kinh, da, móng, chân tóc, chân răng.
  • Mô giữa (trung bì): Trở thành tim, mạch máu, cơ và xương.
  • Mô trong cùng (nội bì): Trở thành phổi, đường ruột, dạ dày và bàng quang.
Lúc này, tim của thai nhi 4 tuần tuổi chưa phát triển, nên dù có siêu âm thì bạn cũng chưa nghe được nhịp đập tim thai.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thứ 4 của thai kỳ

triệu chứng thường gặp khi mang thai 4 tuần

1. Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi thai nhi 4 tuần tuổi?

Ở tuần 4 của thai kỳ, quá trình phôi thai cấy ghép vào niêm mạc tử cung vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.

  • Máu báo thai: Một số phụ nữ sẽ bị co thắt nhẹ và xuất hiện đốm máu gọi là máu báo thai. Nhiều chị em có thể dễ dàng nhầm lẫn điều này với các dấu hiệu của kinh nguyệt.
  • Cơ thể sản xuất hormone hCG: Sau khi cấy ghép, phôi thai sẽ bắt đầu sản xuất một loại hormone thai kỳ là hCG nhằm giúp duy trì lớp niêm mạc tử cung. Nồng độ hCG có thể được đo trong các xét nghiệm thai kỳ.
  • Kinh nguyệt không xuất hiện: Hormone này cũng sẽ gửi một tín hiệu đến buồng trứng để ngăn chặn việc rụng trứng mỗi tháng – điều này sẽ làm kinh nguyệt của mẹ dừng lại.
  • Kết quả thử thai có thể là dương tính: Nếu tiến hành thử thai, bạn có thể phát hiện ra mình đang mang thai. Vì khi thai nhi 4 tuần tuổi sẽ tiết ra hormone beta-hCG để báo hiệu thai đang phát triển.

2. Thai nhi 4 tuần tuổi, mẹ bầu có biểu hiện gì?

Nhiều chị em lần đầu mang thai thường hay thắc mắc các triệu chứng mang thai 4 tuần đầu là những dấu hiệu nào hay thai nhi 4 tuần tuổi, mẹ bầu có triệu chứng gì? Trên thực tế, một số phụ nữ chia sẻ rằng họ có linh tính mình đã mang thai ngay cả trước khi dùng que thử thai để xác định việc có thai. Những dấu hiệu mang thai sớm nhất bao gồm:

  • Ngực mềm, đau và sưng: Cảm giác đau tương tự như cơn đau ngực trong chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên mức độ có vẻ nặng hơn.
  • Mệt mỏi một cách đột ngột do nồng độ hormone progesterone tăng nhanh.
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi thai nhi 4 tuần tuổi, bạn có thể thấy mình luôn phải vội vã đi vào nhà vệ sinh nhiều lần.
  • Nhạy cảm hơn với mùi hương: Đây là một tác dụng phụ của việc nồng độ estrogen trong cơ thể gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là là vào tuần thứ 4 của thai kỳ.
  • Không muốn ăn: Bạn có thể đột nhiên cảm thấy các loại thực phẩm đã từng rất thích trở nên thật tệ hại.
  • Buồn nôn hoặc ói mửa: Ốm nghén thường không bắt đầu chỉ sau vài tuần cấn thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể cảm thấy buồn nôn ngay trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ, kể cả khi thai nhi 4 tuần tuổi.
  • Nhiệt độ cơ thể cao: Nếu bạn quan sát và vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ cơ thể và nó vẫn cao trong 18 ngày liên tiếp, có lẽ bạn đang mang thai.
  • Chảy máu hoặc bị đốm máu: Một số phụ nữ sẽ bị chảy máu nhẹ nên có các đốm đỏ, hồng hoặc nâu đỏ như trong thời gian kinh nguyệt. Nếu bị đau khi chảy máu sau khi quan hệ mà không dùng biện pháp bảo vệ, hãy đi khám vì đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Thay đổi về mặt cơ thể

  • Ngực mềm, đau và sưng giống như cơn đau ngực trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn.
  • Mệt mỏi một cách đột ngột: do nồng độ hormone progesterone tăng nhanh.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn. 
  • Nhạy cảm hơn với mùi hương do nồng độ estrogen trong cơ thể gia tăng nhanh.
  • Không muốn ăn, chán ăn, cảm thấy nhạt miệng ngay cả với những thực phẩm từng rất yêu thích.
  • Buồn nôn hoặc ói mửa: Một số chị em có thể cảm thấy buồn nôn ngay trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ.
  • Nhiệt độ cơ thể cao so với trước.
  • Chảy máu nhẹ hoặc bị đốm máu: Đây được gọi là máu báo thai hay chảy máu cấy ghép khi phôi làm tổ ở niêm mạc tử cung.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 4 tuần

thai 4 tuần

1. Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ khi thai nhi 4 tuần tuổi

Trong tuần 4 của thai kỳ, bạn có thể chưa biết được liệu mình đã có thai hay không. Thế nhưng lời khuyên là tốt nhất là hãy chờ khoảng 5 – 7 ngày sau khi bị chậm kinh mới bắt đầu thử thai bằng que thử tại nhà.

Trước khi tiến hành thử thai, hãy:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bởi cách dùng que thử thai có thể khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm của từng nhãn hiệu.
  • Để có được kết quả chính xác nhất: Hãy kiểm tra lần đầu tiên vào buổi sáng, khi nước tiểu của bạn đậm đặc nhất.

Nếu kết quả thử thai là âm tính và kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện, các chị em hãy:

  • Chờ thêm vài ngày hoặc một tuần và đi khám để được thử thai bằng một phương pháp khác, chẳng hạn như thử máu hay siêu âm.
  • Đừng cho rằng kết quả âm tính có nghĩa là bạn không có thai, bởi bạn vẫn có thể đã mang thai dù que thử thai chỉ hiện 1 vạch thôi đấy.

2. Những lưu ý để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi 4 tuần tuổi

Khi thai nhi 4 tuần tuổi, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sắp xếp thời gian đi khám thai lần đầu tiên nếu kết quả của que thử thai cho thấy bạn đã mang thai. Khi đi khám, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chắc chắn bạn đã mang thai như xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone hCG, progesterone, siêu âm.
  • Bắt đầu duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh hút thuốc (kể cả hút thuốc lá thụ động), uống rượu và chú ý bổ sung vitamin trước khi sinh đầy đủ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là cách để giảm bớt các triệu chứng mang thai và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, tỷ lệ sảy thai tương đối cao, do đó, bạn cần chú ý kỹ các triệu chứng của cơ thể. Nếu thấy có triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, ra máu nhiều, bạn nên đi khám ngay.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không thể hiến máu bởi việc này có thể gây thiếu máu do suy giảm chất sắt. Các bà mẹ vừa sinh con cũng không nên tham gia hiến máu mà nên chờ đến ít nhất 6 tuần sau sinh.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Nếu nhận thấy bị chậm kinh, hãy dùng que thử thai để xác nhận việc thụ thai.
  • Đi khám thai lần đầu tiên ngay sau khi que thử thai cho kết quả dương tính.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh hút thuốc – uống rượu, bổ sung đầy đủ vitamin trước sinh.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Chú ý các triệu chứng của cơ thể.
  • Không hiến máu vì bất kỳ lí do gì.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến thai nhi 4 tuần tuổi 

1. Hình ảnh siêu âm thai nhi 4 tuần tuổi

hình ảnh siêu âm thai 4 tuần

Siêu âm là phương pháp tốt nhất để mẹ bầu có thể theo dõi bé yêu ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Nhiều chị em lần đầu mang thai thường thắc mắc “bầu 4 tuần đi siêu âm được chưa, có thấy thai không?” hay “thai nhi 4 tuần tuổi” siêu âm có thấy không?

Thông thường, bác sĩ sản khoa thường sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm lần đầu tiên vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Ở thời điểm này, việc tiến hành siêu âm sẽ giúp:

  • Kiểm tra tim thai
  • Đo các chỉ số đánh giúp đánh giá sự phát triển của phôi thai
  • Kiểm tra xem phôi thai đã vào tử cung chưa.

Vậy khi thai 4 tuần siêu âm có thấy thai không? Nếu siêu âm vào tuần thứ 4, bạn không thể nhìn thấy thai nhi. Nguyên do là bởi thai nhi 4 tuần tuổi vẫn còn rất nhỏ, chưa có cả tim thai. Do đó, mẹ bầu nên tiến hành siêu âm như lịch hẹn của bác sĩ vào các tuần thai kỳ sau.

2. Mang thai 4 tuần có phôi chưa?

Câu trả lời cho thắc mắc “thai 4 tuần có phôi chưa?” của các mẹ bầu là “có”. Thai 4 tuần đã có phôi thai. Từ 10 đến 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ hoàn thiện hình dạng và phát triển đầy đủ vào khoảng từ 4 tuần đến 5 tuần của thai kỳ.

3. Chỉ số beta-hCG thai 4 tuần là bao nhiêu? 

Nhiều chị em từng gặp vấn đề với việc sảy thai sớm thường rất quan tâm đến chỉ số beta-hCG thai 4 tuần là bao nhiêu?

Việc nồng độ hCG tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người người và phụ thuộc vào việc thai kỳ mang thai đơn hay đa thai. Ngoài ra, phản ứng của cơ thể với việc mang thai ở mỗi chị em là hoàn toàn khác nhau, nên bạn cũng đừng quá áp lực với chỉ số beta-hCG thai 4 tuần cũng như thắc mắc về việc nồng độ hCG bao nhiêu thì thai vào tử cung.

Theo các chuyên gia sản khoa, chỉ số beta-hCG thai 4 tuần là khoảng 5 – 426 mIU/ml.

4. Thai nhi 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?

Có không ít mẹ bầu lo sợ việc mang thai ngoài tử cung nên hay thắc mắc thai 4 tuần đã vào tử cung chưa. Thực tế là rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho việc thai nhi 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa. Tùy vào thể trạng của từng người mà thời gian thụ thai và thai làm tổ nhanh hay chậm sẽ khác nhau.

Thai nhi 4 tuần tuổi vẫn còn rất nhỏ, do đó, sẽ hơi khó để mẹ biết được thai 4 tuần đã vào tử cung hay chưa. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể để ý một số dấu hiệu thai vào tử cung như:

  • Xuất hiện máu báo thai
  • Ốm nghén
  • Mệt mỏi
  • Nhiệt độ cơ thể tăng.

Hello Bacsi hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn làm sáng tỏ những thắc mắc liên quan đến thai nhi 4 tuần tuổi để chủ động hơn trong việc chăm sóc thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai 4 tuần hoặc đã có kinh nghiệm mang thai, hãy gia nhập cộng đồng Mang thai trên Hello Bacsi để chia sẻ cảm nhận – kinh nghiệm mang thai cùng các mẹ bầu khác nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Quốc tế Dolife. Hoạt động từ năm 2019, bệnh viện theo mô hình khách sạn 5 sao, trang thiết bị y tế chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước… mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Are you pregnant?

https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/first-trimester/pregnancy-week-4 Ngày truy cập 21/11/2022

Week 4 – your 1st trimester

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-4/#anchor-tabs Ngày truy cập 21/11/2022

Pregnancy Calendar – week 4

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week4.html Ngày truy cập 06/06/2015

You and your baby at 4 weeks pregnant

https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/4-weeks/ Ngày truy cập 06/06/2015

4 weeks pregnant – all you need to know

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-week-by-week/4-weeks-pregnant-whats-happening Ngày truy cập 06/06/2015

Phiên bản hiện tại

16/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Giải đáp: Thai nhi hay nấc trong bụng mẹ có sao không?


Tham vấn y khoa:

Bệnh viện Quốc tế Dolife

Đa khoa · Bệnh viện Quốc tế Dolife


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 16/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo