Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ ốm nghén trong thai kỳ?

Tình trạng ốm nghén được cho rằng có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Thế nhưng, không phải chị em nào cũng có những biểu hiện ốm nghén khi mang thai. Mặt khác, việc ốm nghén cũng có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Thông thường, bạn sẽ có nguy cơ ốm nghén cao hơn trong những trường hợp sau:
- Bạn mang song thai hoặc đa thai.
- Bạn mang thai lần đầu tiên.
- Bạn ốm nghén nặng trong lần mang thai trước.
- Bạn là người dễ bị say tàu xe.
- Bạn có tiền sử đau nửa đầu.
- Bạn bị thừa cân, béo phì với chỉ số BMI từ 30 trở lên.
- Bạn đang gặp vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm.
- Trong gia đình có người bị ốm nghén khi mang thai.
- Bạn đã từng cảm thấy buồn nôn khi dùng các biện pháp tránh thai chứa estrogen.
Hội chứng ốm nghén nặng là gì? Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hội chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum)
Đối với một số mẹ bầu, các biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, nôn mửa sẽ nghiêm trọng hơn bình thường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây được gọi là hội chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum). Trong trường hợp này, bạn sẽ cần điều trị y tế nếu không sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng như:
- Mất nước và mất cân bằng điện giải.
- Suy dinh dưỡng trong thai kỳ.
- Tạo căng thẳng cho các cơ quan quan trọng như gan, tim, thận vào não bộ.
- Mẹ bầu dễ gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng tột độ.
Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Các triệu chứng, biểu hiện ốm nghén thường gây ra sự mệt mỏi và khó chịu. Thậm chí là có thể tiến triển thành hội chứng ốm nghén nặng. Vì vậy, nhiều chị em lo lắng rằng chứng ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không? Việc nôn mửa có có thể làm căng cơ bụng và gây đau nhức cục bộ. Thế nhưng về cơ chế vật lý của nôn thì sẽ không gây hại cho em bé và thai nhi vẫn được bảo vệ trong túi ối.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng, biểu hiện ốm nghén kéo dài hoặc chuyển sang hội chứng ốm nghén nặng thì sẽ gây mất nước, sụt cân cho mẹ. Từ đó khiến thai nhi không nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển và làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng sau sinh. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp cải thiện và kiểm soát ốm nghén.
Nhìn chung, hầu hết các biểu hiện ốm nghén khi mang thai là hoàn toàn bình thường và sẽ kết thúc trong tam cá nguyệt thứ 2. Nếu bạn muốn đỡ ốm nghén thì cách tốt nhất là tránh ăn những món khiến bạn buồn nôn và chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để không bị đói. Không nên tùy tiện dùng thảo dược hoặc thuốc chống nôn mà cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn bị ốm nghén nặng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!