Tên thường gọi: Anh túc, thuốc phiện, phù dung, á phiến, anh túc xác
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Tên thường gọi: Anh túc, thuốc phiện, phù dung, á phiến, anh túc xác
Tên tiếng Anh: Opium poppy
Tên khoa học: Papaver somniferum L.
Họ: Thuốc phiện (Papaveraceae)
Cây hoa anh túc (hay cây thuốc phiện) có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là loài cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.
Hoa to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành, có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.
Cách đây 30-40 năm, cây hoa anh túc được trồng nhiều bởi đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình …Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, chúng ta không thể bắt gặp cây hoa anh túc nữa, hoặc nếu có thì chỉ là vài cây do hạt rơi vãi. Nhựa cây hoa anh túc có tác dụng gây nghiện mạnh, sự buôn bán bừa bãi gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và an ninh quốc gia, do đó nước ta đã nghiêm cấm trồng và sử dụng cây hoa anh túc.
Trong Đông y, người ta sử dụng nhựa lấy từ quả chưa chín của cây thuốc phiện để làm thuốc. Quả sau khi được lấy nhựa được gọi là anh túc xác hay cù túc xác.
Theo y học hiện đại, trong nhựa anh túc có chứa các thành phần như morphin, codein, narcotin, papaverin… với các tác dụng:
Y học cổ truyền cho rằng, cây hoa anh túc có vị chua, đắng, hơi chát, tính bình, có độc, quy vào các kinh phế, thận, đại trường, vị và có tác dụng thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ra máu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ. Hạt thuốc phiện có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh đại trường, vị, có tác dụng trị nôn, táo bón.
Tác dụng của cây anh túc không thể chối bỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng loài cây này hay chiết xuất của chúng để nghiên cứu, làm thuốc và điều trị bệnh được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hiện hành. Bạn không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Trước đây, các phần của cây hoa thuốc phiện thường được dùng làm thuốc với liều lượng như sau:
Với quy định ở nước ta, người dân không được phép trồng các loài cây có chứa chất ma túy (như thuốc phiện, cần sa…) và hàm lượng các thành phần trong cây cũng thay đổi đa dạng nên bạn không được tự ý sử dụng chúng làm thuốc. Ngày nay, người ta sử dụng chiết xuất tinh khiết của các hoạt chất có trong cây để làm thuốc, như morphin, codein, narcotin, narcein, papaverin, thebain.
Các tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng anh túc hay chiết xuất của chúng làm thuốc gồm:
Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa chất nhựa trắng, trong đó có chứa 10% morphin, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo dựa trên các tài liệu y học. Theo các quy định hiện hành tại Việt Nam thì việc tự ý hay cố ý gieo trồng, sử dụng các cây có chứa chất ma túy như hoa anh túc là phạm pháp và sẽ bị xử phạt.
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Papaver rhoeas https://plants.ces.ncsu.edu/plants/papaver-rhoeas/. Ngày truy cập 18/05/2021.
Papaver rhoeas https://www.missouribotanicalgarden.org/PlantFinder/PlantFinderDetails.aspx?taxonid=284850. Ngày truy cập 18/05/2021.
Poppy Seed https://defeatdiabetes.org/resources/healthful-eating/nuts-and-seeds/poppy-seed/. Ngày truy cập 18/05/2021.
Papaver rhoeas – L. https://pfaf.org/user/Plant.aspx?LatinName=Papaver+rhoeas. Ngày truy cập 18/05/2021.
Papaver rhoeas https://practicalplants.org/wiki/Papaver_rhoeas. Ngày truy cập 18/05/2021.
Đỗ Huy Bích và cộng sự, “Cây thuốc và các động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Tập II, trang 923-928.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!